TÙY ĐƯỜNG DIỄN NGHĨA - Trang 1413

thấy thế, lại càng cho là tuyệt thế, vừa thương, vừa yêu, vỗ về:
- Trẫm chỉ giận không thể chia nỗi đau này cùng ái khanh!
Người đời sau có vẽ bức tranh Dương Quý Phi đau răng, Phùng Hải Túc có
đề lên bức tranh này bốn câu thơ:

Cung Thanh Hoa một cái răng đau
Gò Mã Ngôi một cái thân đau
Trống trận Ngư Dương vang dữ dội
Thiên hạ đau!

Mùa hạ năm thứ mười đời Thiên Bảo, Huyền Tông cùng Quý Phi đi tránh
nắng ở Ly Sơn cung. Cung này có mật điện, tên gọi Trường Sinh điện, rất
cao, rất rộng, rất mát. Đêm mùng bảy, tháng bảy năm ấy, là đêm "xin khéo"
(1), tiết trời nóng nực, Huyền Tông ngồi hóng mát ở Trường Sinh điện,
Quý Phi ngồi hầu bên cạnh, mãi đến hết canh hai, mới vào nội cung nằm,
cung nga cũng mới được nghỉ ngơi. Quý Phi nóng bức, ngủ không yên
giấc, đến kéo Huyền Tông dậy, cũng chẳng gọi cung nga theo hầu, hai
người cùng ngồi mãi tới khuya. Trời vẫn còn nóng, tay phẩy quạt nhẹ, ngửa
mặt nhìn trời sao, lúc này cảnh vật yên tĩnh. Ngồi một lát nữa, trời đã mát
dần, Huyền Tông nói rất khẽ:
- Đêm nay hai sao Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau, không hiểu họ có mừng
không?

1 "Xin khéo” Tục "khất xảo", đêm mùng bảy, phụ nữ Hán lấy chỉ ngũ sắc,
thi xâu kim bảy lỗ dưới ánh trăng. Bày hoa quả ra giữa sân, nếu có nhện
giăng lên là tốt. Giữa trưa thì đặt một cái chén giữa sân, thi thả kim, làm
thế nào để kim nằm trên mặt nước không chìm. (Tầm nguyên từ điển)

Quý Phi thưa:
- Chuyện Ô thước bắc cầu qua sông, không hiểu có thực không, nếu đúng
vậy, thì sự vui sướng ở thiên đình không thể nào so với trần gian được!
Huyền Tông cười:
- Thật họ gặp nhau thì ít, xa nhau thì nhiều, sao cho bằng trẫm cùng ái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.