chuyển số ngựa này, không nên để binh lính, tướng sĩ phải lặn lội khó nhọc!
Vậy bảo khanh biết!”
Phùng Thần Uy lĩnh chiếu thư, ngày đêm đi Phạm Dương. Lộc Sơn vốn đã
biết ý triều đình, còn dò biết cả từng lời tâu của Dương Quốc Trung, nên vô
cùng tức tối, nghe báo có sứ mang chiếu tới, chẳng thèm ra đón.
Phùng Thần Uy thấy vậy, đành phải bưng chiếu đến tận soái phủ. Lộc Sơn
sắp sẵn lính tráng, vũ khí, từng từng lớp lớp, kiếm kích sáng ngời, cờ quạt
rợp sân, trống đánh như sấm vang. Thần Uy thấy vậy càng thêm kinh hãi.
Lộc Sơn ngồi trên trướng Hồ chễm chệ, thấy Thần Uy bưng chiếu vào,
cũng chẳng thèm đứng dậy nghênh tiếp Thần Uy mở chiếu tuyên đọc xong,
Lộc Sơn mặt hầm hầm, lớn tiếng:
- Nghe nói trong cung gần đây Quý Phi tập cưỡi ngựa, ta nghĩ rằng quan
gia (1) cũng thích cưỡi ngựa, nên mới chọn những ngựa tốt để dâng lên.
Nay đã có chiếu như vậy, ta chẳng dâng nữa càng hay.
1 Quan gia: Cũng là từ tự xưng của nhà vua. Nhà Trần ta cũng gọi vua và
vua xưng là quan gia, gốc sâu xa hơn chưa tra được.
Thần Uy thấy cử chỉ nói năng của Lộc Sơn đầy vẻ hống hách, khinh quân,
nên chẳng thể hứa hẹn gì tốt đẹp hơn, không dám tranh cãi gì cả chỉ ậm ừ
cho qua. Lộc Sơn cũng chẳng bày tiệc rượu khoản đãi mà sai người đưa ra
nghỉ ngơi ngoài quán dịch.
Mấy ngày sau, Thần Uy về kinh phục chỉ, vào phủ gặp lại Lộc Sơn, hỏi có
biểu tấu gì về triều đình. Lộc Sơn đáp:
- Chiếu thư đã nói, chờ đến mùa đông, nếu ta không dâng ngựa cũng sẽ tự
thân về kinh, để xem xét công việc triều đình. cho nên cũng chẳng cần phải
viết tấu biểu gì nữa. Hãy tâu rõ như vậy cho ta.
Thần Uy không dám nhiều lời, vội vàng quay ra cửa, đi gấp về Trường An,
yết kiến Huyền Tông, đem những cử chỉ, lời nói vô lễ tâu rõ. Huyền Tông
vừa sợ hãi, vừa xấu hổ, vừa giận dữ. Dương Quý Phi lúc này ngồi ngay