đứng vững, hay tai họa tránh không kịp.
A Sử Na Thừa Khánh tiếp:
Nói chuyện hoạn nạn, chẳng cần phải đợi vua mới, mà ngay trước mắt cũng
chẳng phải không có. Nay không khó ở chuyện khởi sự mà khó có thành sự
không thôi. Vì vậy phải trù mưu tính kế cho vẹn toàn, chỉ cần nhất tề hành
động là có thể thâu tóm được về một mối!
Cao Thượng bàn:
- Nay quốc gia phép binh chẳng có kỷ cương rõ ràng, vũ khí, lính tráng tan
rã, hư hỏng, tướng soái tuy nhiều, nhưng gian thần thao túng triều đình. Kẻ
muốn làm cũng chẳng có đất, chỉ đành giậm chân tức tối. Chúng ta chỉ cần
đồng tâm hợp lực, góp sức, gắng công thì chẳng ai có thể cản nổi, chẳng
mấy lúc mà thành công. Đấy chính là kế vẹn toàn vậy.
Lộc Sơn mừng lắm, ý phản nghịch mới càng quyết.
Ngay hôm sau, lập tức triệu các tướng sĩ lớn nhỏ ngay trong phủ. Lộc Sơn
nhung phục đầy đủ, đeo kiếm dài, ngồi ngay trên điện cao. Trước tiên là giả
một đạo sắc thư của thiên tử, rút ngay trong tay áo ra, hiểu dụ các tướng:
- Hôm vừa rồi có sứ giả ở chỗ con ta An Khánh Tôn tới, đem theo mật sắc
của hoàng thượng, đòi An Lộc Sơn ta dẫn binh về triều, trừ diệt gian thần
Dương Quốc Trung. Các ngươi phải cùng lòng gắng sức giúp ta một tay,
trước mắt là quét sạch rác bẩn quanh hoàng thượng, công thành quả mãn,
ban thưởng không nhỏ, hãy cố gắng lên.
Các tướng nghe ra, đều ngạc nhiên tái mặt, sợ hãi nhìn nhau, không dám
nói một lời. Nghiêm Trang, Cao Thượng, A Sử Na Thừa Khánh, cầm kiếm
đứng dậy, nhìn thẳng mặt mọi người mà lớn tiếng:
- Thiên tử đã có mật sắc, cứ theo lệnh mà làm, ai dám không tuân.
Lộc Sơn cũng chống kiếm lên tiếng quát:
- Ai không tuân, cứ theo quân pháp mà trị!
Các tướng thường ngày vẫn sợ Lộc Sơn vừa quyền uy vừa hung dữ, lại thấy
bọn Nghiêm Trang sẵn sàng ra lệnh, nên chẳng ai dám hó hé một lời. Lộc
Sơn liền ra lệnh khởi mười lăm vạn binh, từ Phạm Dương kéo đi, giả xưng
là hai mươi vạn. Ngay hôm đó, mở tiệc đãi tướng sĩ, binh lính. Sai phó tiết