độ sứ Phạm Dương là Giả Tuần, ở lại trông coi Phạm Dương. Phó tiết độ sứ
Bình Lư Lã Tri Hồi coi Bình Lư. lại sai biệt tướng Cao Tú Nham giữ Đại
Đồng, còn các tướng khác đều dẫn quân về nam, khí thế trùm trời đất. Lúc
này là tháng mười một năm thứ mười bốn, đời Thiên Bảo. (1)
1 Tức năm 753 sau công nguyên. Việt Nam ta vẫn là thời thuộc Đường, Bắc
thuộc lần thứ 3.
Về sau có người làm thơ than:
Tướng Phiên phản nghịch lộ rành rành.
Vua vẫn tin là hạng chí thành
Đừng tưởng rồng chèo không nổi sóng
Đường Thục muôn dân trước gập ghềnh.
Ngày trước khi tể tướng Trương Cửu Linh còn đương tại triều, đã từng nói
An Lộc Sơn có tướng phản, nếu không trừ khử, thì quả là nuôi họa trong
người. Huyền Tông vẫn không tin, lại vẫn thường bày trận chơi trước lầu
Cần Chánh, gọi Lộc Sơn tới xem. Huyền Tông ngồi trên long sàng, cho
phép Lộc Sơn đứng ngay bên, trong khi đó các quan đại thần, cho chí
Hoàng Thái tử đều phải ngồi ở phía dưới.
Đến lúc Huyền Tông đứng dậy thay áo, Thái tử theo sau, mật tâu rằng:
- Xem suốt xưa nay, chưa bao giờ thấy Vua với bầy tôi lại cùng ngoảnh mặt
hướng nam để xem trò vui. Phụ hoàng đối đãi với Lộc Sơn như vậy, liệu có
thái quá chăng? Sợ trăm quan nhìn vào, có chỗ không thật yên ổn chăng?
Huyền Tông khẽ cười phán:
- Lâu nay người ngoài ai cũng bảo Lộc Sơn có dị tướng, trẫm cứ thử trêu
tức xem sao?
Mỗi lần yến hội, Lộc Sơn thường ngày ở ngay trong cung, mượn cớ say rồi
ngủ luôn. Cung nhân nhiều người nhòm ngó, thấy thân hình hóa thành
rồng, nhưng đầu lại thành đầu lợn, lấy làm kỳ dị, liền mật tâu với Huyền
Tông. Huyền Tông cũng xem thường, cho rằng loài rồng lợn như thế,
không thể nổi mây tuôn sóng, chẳng đủ sợ, rồi sai lấy bức bình phong "gà