sức ra chống giữ, lương hết, quân sĩ mỏi mệt, cuối cùng thành mất, bị giặc
bắt, giải tới dưới trướng Lộc Sơn.
Lộc Sơn lớn tiếng quát:
- Ngươi sao dám phản ta?
Cảo Khanh trừng mắt lớn tiếng mắng.
Lộc Sơn giận lắm, lệnh cắt lưỡi, cùng với Viên Phúc Khiêm đều bị sát hại.
Cả hai cho tới lúc chết, vẫn không thôi chửi lũ phản nghịch.
Chính là:
Thông U bỏ nước chỉ lo nhà
Thừa nghiệp tranh công cốt lợi ta
Khiến bộc trung lương oan trái chết
Máu cùng nước mắt những chan hòa.
Cảo Khanh tận tiết mà chết, nhân Thừa Nghiệp cướp công, Thông U toan
tính mọi sự, Quốc Trung cũng giúp vào việc ám muội này, nên triều đình
chẳng ngó ngàng đến cái chết của Cảo Khanh. Mãi đến năm Càn Nguyên
đời Túc Tông, Nhan Chân Khanh khóc lóc tố cáo chuyện này với Túc
Tông, rồi tâu lên Thái Thượng hoàng Đường Minh Hoàng. Lúc này Vương
Thừa Nghiệp đã vì việc khác mà phải tội chết, chỉ còn Trương Thông U,
Minh Hoàng liền ra lệnh dùng gậy lớn đánh chết, truy tặng Cảo Khanh làm
Thái tử thiếu bảo, ban tên thụy là Trung Tiết. Còn con là Tuyền Minh, bị
giặc bắt đi, sau này trốn thoát, tìm được thi thể cha cùng thi thể Viên Lý
Khiêm, bỏ vào quan quách mà chở về. Phàm những nhà thuộc họ Nhan, vợ
con các tướng sĩ thuở xưa của Cảo Khanh lưu lạc, đều được trọng đãi, kể
có đến hơn năm mươi nhà, cộng hơn ba trăm người, đều được ngợi ca là
cao nghĩa, nhưng đó là chuyện về sau. (1)
1 Nhan Chân Khanh còn nổi tiếng vì chữ viết rất đẹp của đời Đường. Cảo
Khanh chính là người được Trần Quốc Tuấn nêu làm gương trong "Hịch
tướng sỉ”: "Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi
vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn không
theo mưu kế nghịch tặc". (Vế đầu là chuyện Uất Trì Cung, nói rõ ở hồi thứ