Cao Ly cậy mạnh không đến.
Dượng Đế nổi giận:
- Cao Ly tuy là nước ở góc biển, vẫn là đất phong của Cơ Tử ngày xưa, từ
đời nhà Hán, đời Tấn trở lại đây, vẫn thần phục, đều là quận huyện của
Trung Quốc, cớ sao bây giờ lại như vậy?
Bùi Cử thưa:
- Sở dĩ Cao Ly dám ngang ngược bởi cậy có hai mươi tư đạo, lại có ba con
sông ngăn trở là Liêu Thủy, Áp Lực Giang, với Bối Thủy. Nếu muốn chinh
phạt phải thủy lục cùng tiến mới xong. Hiện nay dãy Trường Thành phía bờ
biển này, nghe nói đã đổ nát, mà vẫn chưa tu bổ gì được. Đường bộ thì
không nói làm gì, từ Đăng Lai cho tới Bình Nhưỡng đều phải dùng dường
thủy. Cho nên phải có người trí dũng kiêm toàn, mới có thể gánh vác được
việc này.
Dượng Đế nghĩ ngợi hồi lâu, rồi sắc cho Vũ Văn Thuật đôn đốc chế tạo
thuyền chiến, khí giới, phong cho làm Chinh Cao Ly tổng soái, Sơn Đông
hành đài tổng quản Lai Hoạch Nhi phong làm Chinh Cao Ly phó sứ, còn
các tướng khác, thì cho phép Vũ Văn Thuật, Lai Hoạch Nhi tùy tiện bổ
dụng. Quan lại các cấp không được cản trở, theo đúng kỳ hạn mà làm, tùy
theo công trạng mà thăng thường. Dượng Đế nhân Bùi Cử tâu việc Trường
Thành sụt lở ở vùng duyên hải, liền nghĩ tới chuyện tu sửa, lại sợ đem ra
đình thần bàn luận, lắm ý vào ra, liền viết luôn một đạo sắc chỉ, lệnh cho
Vũ Văn Chúc làm Tu thành đô hộ, Vũ Văn Khải làm Tu thành phó sứ, phía
tây từ Du Lâm, kéo mãi tới Tử Hà ở phía đông, phải bồi đắp các đoạn sụt lở
lại như cũ. Sai phái xong, Bùi Cử vâng mệnh trở ra. Dượng Đế lên xe về
Tây Uyển. Chưa được một dặm, đã thấy Thủ uyển thái giám Mã Thủ Trung
chạy theo tâu:
- Đô viện Ma Thúc Mưu, hiện giờ chờ ở ngoài cửa xin được yết kiến chúa
thượng.
Lúc này Ma Thúc Mưu đào sông đã xong, cưỡi ngựa về Đông Kinh phục
chỉ. Dượng Đế nghe tâu lại phải vào điện ngồi, cho Mã Thủ Trung dẫn Ma
Thúc Mưu vào. Thúc Mưu cùng thừa tướng Vũ Văn Đạt, Hàn Lâm học sĩ