chỗ lò rèn cùng làm với mọi người. Chẳng bao lâu, thu thập mọi thứ linh
tinh của mình, người to lớn bỏ đi về phía đông. Như Hối lúc này mới bước
ra, chào hỏi hai người kia:
- Thưa hai vị, vị hảo hán vừa rồi là ai, tài đức ra sao, mà hai vị có kẻ kính
trọng vậy?
Một người đáp:
- Ông ta họ Uất Trì, tên Cung, hiệu là Kính Đức, người ở Mã Ấp. Đôi tay
của ông ta có thể nâng nổi hai ba nghìn cân, rất thạo dùng một cây roi sắt
gọi là "Hỗn thiết đơn tiên", cũng đã từng học chữ nghĩa, đọc thi thư, từng đi
thi, nhưng không muốn ra làm quan, tổ tiên lại vốn làm nghề thợ rèn, nhân
nhàn rỗi, mở lò rèn ở đây làm qua ngày.
Như Hối lại hỏi:
- Vừa rồi hai vị nhờ họ Uất Trì viết mấy chữ để làm gì vậy?
Một người đáp:
- Việc này dài dòng lắm, không tiện nói ra, xin từ biệt thôi!
Như Hối thấy Uất Trì Cung đường đường hào kiệt anh hùng, mà vẫn chẳng
ai dùng đến, nên định ở lại đây vài ngày, làm quen với Uất Trì, rồi tiến cử
với Đường Công. Nhưng Hiếu Đức không chịu, cứ giục lên đường, Như
Hối đành phải lên ngựa ra đi, trong lòng vẫn đinh ninh chuyện Uất Trì
Cung.
Chính là:
Nhũng mong gặp mặt anh hùng
Rồi ra cách trở muôn trùng nước non!
***
Lại nói chuyện Đường Công Lý Uyên từ ngày bị vua Tùy hắt hủi, kén được
Sài Tự Xương làm rể, không tiếc ngọc vàng của quý, đi lại với bọn nịnh
thần của Dượng Đế, để được về Thái Nguyên, tránh khỏi mọi tai họa,
chẳng hề có ý tranh đoạt thiên hạ. Lý Uyên có bốn người con trai, con
trưởng là Kiến Thành, là một công tử tầm thường, chỉ ham ăn mặc đẹp,
cưỡi ngựa hay đắm say tửu sắc, con thứ ba là Huyền Bá, chết sớm, con thứ
tư là Nguyên Cát, rất mực cơ mưu, giảo hoạt, nhưng cũng chẳng có tài
vương bá gì cả. Chỉ có con thứ hai là Thế Dân, sinh ở chùa Vĩnh Phúc dạo