TUYỂN TẬP TÁC PHẨM YASUNARI KAWABATA - Trang 1049

ống sấy khô: loại đầu có trộn lá ngưu bàng, loại thứ hai trộn với trái cây
bạch quả.

Quán “Yubahan” đã trên hai trăm tuổi. Nó diễm phúc thoát được các trận

hỏa hoạn mà trước đây thường xảy ra vào những dịp lễ Lửa, và vẫn giữ
được vẻ xưa cũ - duy có đôi chỗ người ta sửa sang chút ít: Ô cửa sổ trên
mái đã lồng kính còn những bếp lò để làm váng đậu thì đã lát gạch - trước
kia chúng na ná như những kanu (

[40]

) kiểu Triều Tiên thông thường.

- Trước, dạo đun than, mồ hóng cứ rơi vào váng đậu, cho nên bây giờ

chúng tôi dùng mùn cưa thay than, - có lần bà chủ đã giải thích cho nàng.

Người ta khéo léo dùng đũa trúc vớt lớp váng sữa đậu vừa hơi đông lại

khỏi những cái chảo ngăn cách nhau bằng các lá đồng vuông rồi hong lên
những thanh ngang bằng trúc. Váng đậu khô đến đâu người ta vắt từ thanh
thấp lên thanh cao đến đấy.

Chieko vào tận trong bếp, nơi có cây cột đã lâu đời. Nàng nhớ, lần nào

họ cùng đến mẹ cũng xoa xoa nó.

- Cái cột bằng gỗ gì vậy? - Chieko hỏi bà chủ quán.

- Gỗ bách giá. Nó cao đến tận nóc nhà và thẳng như mũi tên ấy.

Chieko dịu dàng chạm vào cột rồi đi ra. Trên đường về nàng nghe tiếng

nhạc oang oang: các nhạc công đang tập để chuẩn bị cho lễ Ghion.

Những khách ở xa đến quen cho là lễ Ghion kéo dài cả thảy có một ngày

- mười bảy tháng bảy, lúc trong thành phố có rước Yamaboko (

[41]

). Dân

Kyoto thường tụ họp ở chùa vào ngày trước đấy - vào đêm trước ngày lễ.
Chứ thực ra lễ Ghion kéo dài suốt tháng bảy. Ngày mùng một tháng bảy, ở
mỗi quận có chuẩn bị kiệu rước riêng của quận mình, người ta rút thẻ đinh
để chọn ra người ngư trên kiệu, đâu đâu cũng nghe tiếng nhạc ngày hội.

Mở đầu hội rước kiệu hàng năm là kiệu naghinataboko (

[42]

) có các cậu

bé mặc trang phục chú tiểu ngồi trên. Ngày mùng hai và mùng ba tháng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.