CỐ HƯƠNG
Kinuko quay về căn nhà cũ của mình. Nàng hồi tưởng lại câu chuyện
khi người chị dâu trở về quê lúc trước. Trong ngôi làng trên núi nơi người
chị dâu được sinh ra, người ta gọi các cô gái đi làm dâu xứ người vào đêm
ba mươi tháng giêng là “các nàng ăn bánh trôi" bởi phong tục người nữ đi
làm dâu phải ăn cháo đậu đỏ có bánh trôi. Đây là dư âm của món cháo đậu
đỏ xa xưa.
- Tuyết lớn vậy mà con cũng đi sao?
Người mẹ có vẻ không vui tiễn cô con gái đang cõng cháu nội về nhà
chồng.
- Vui vẻ thế nhỉ? Có con rồi mà tính nết vẫn như trẻ con. Chị đã sớm trở
thành người lạ của ngôi nhà này rồi mà.
- Nhưng mỗi khi đi xa chị đều nhớ về căn nhà này. Nếu chị không mong
ngày trở về thì hẳn mẹ sẽ cô đơn lắm. - Kinuko nói.
Trong ngôi làng thiếu vắng đàn ông vì chiến tranh, người chị dâu trở
thành lao động chính gia nhập trong đoàn quân phụ nữ lái xe và cày bừa.
Khi đi lấy chồng trên phố, tuy mừng vui nhưng Kinuko vẫn thấy tội nghiệp
cho cuộc sống kham khổ của người chị dâu. Nhìn dáng chị đi liêu xiêu trên
con đường núi gập ghềnh đầy tuyết rơi rồi nghĩ về dáng đi vội vã của chị
lúc về nhà mẹ đẻ, Kinuko thầm nói:
- Hãy gắng lên nhé.
Bốn năm trôi qua kể từ ngày đó, Kinuko quay trở về nhà mình và kinh
ngạc vì tiếng nói nơi nhà bếp của người chị dâu. Trên bức tường nhà hàng
xóm vẽ đầy cảnh núi non. Kỉ niệm xưa sống dậy. Kinuko nói với người cha
mình trên bàn thờ:
- Con hạnh phúc lắm.
Và để mặc cho nước mắt luôn rơi. Khi nàng đánh thức chồng mình dậy: