nhìn một vòng hoa chuông và hồng nhung được bốn, năm ngày, lòng thầm
hỏi không biết màu sắc sẽ thay đổi thế nào khi chúng tàn đi.
Tôi ước chi những bông hoa đang còn ở trên cây.
Tôi cũng quan sát con người bên trong cửa sổ phòng đợi của nhà tang lễ.
Có rất nhiều phụ nữ trẻ. Dường như đàn ông ít đi vào phòng đợi, và khi
những phụ nữ lớn tuổi ở đó càng lâu thì trông họ càng ít giống phụ nữ. Hầu
hết những phụ nữ trẻ đứng đó một lúc, rồi trang điểm. Khi tôi nhìn những
người phụ nữ mặc đồ tang ấy đang trang điểm mặt trong phòng đợi, đánh
son màu sẫm, tôi rùng mình chùn chân như thể tôi đã trông thấy đôi môi
đẫm máu của kẻ đã liếm xác chết. Tất cả bọn họ đều bình tĩnh và tự chủ.
Thân xác họ phô bày cảm giác tội lỗi, như thể họ đã phạm phải một tội lỗi
thật xấu xa nào đó trong khi che giấu bản thân mình.
Tôi không muốn nhìn việc trang điểm khủng khiếp như thế, nhưng các ô
cửa sổ thì lúc nào cũng luôn đối diện nhau, vì vậy những sự việc đáng ghê
tởm như vậy không phải là hiếm. Tôi luôn vội quay mặt đi. Tôi nghĩ có thể
tôi sẽ gửi thư cho những người phụ nữ tôi quý mến, bảo họ đừng vào phòng
đợi của nhà tang lễ Yanaka, cho dù họ phải đi dự đám tang – cốt để họ
tránh xa những mụ phù thủy đó ra.
Dẫu sao, ngày nọ tôi trông thấy một cô gái tuổi khoảng mười bảy, mười
tám bên trong cửa sổ phòng đợi, đang lau nước mắt bằng chiếc khăn tay
màu trắng. Dù cô có liên tục lau mắt, thì những giọt lệ vẫn cứ trào ra. Đôi
vai run rẩy khi cô nức nở. Cuối cùng, kiệt sức vì đau buồn, cô tựa vào
tường. Cô để mặc nước mắt trào tuôn, không đủ sức để lau khô má.
Cô là người duy nhất không che giấu và không trang điểm. Chắc chắn cô
đến đây để giấu chính bản thân mình và khóc.
Những định kiến xấu dành cho phụ nữ đã mọc rễ trong tôi do nhìn qua
cửa sổ đó đã được gột rửa sạch bong bởi cô gái này. Nhưng rồi, thật bất
ngờ, cô gái lấy ra một chiếc gương nhỏ, nhoẻn miệng cười và thoăn thoắt