thể nghiệm độc đáo khi nhà văn bắt chước lối viết của thơ Haiku một thể
thơ truyền thống Nhật Bản chỉ có ba câu, mười bảy âm tiết). Còn tiểu
thuyết tiêu biểu là Xứ tuyết, Cố đô, Ngàn cánh hạc, chính là những bậc
thang vững chắc đưa ông tới đỉnh cao của sự nghiệp văn chương.
Chịu ảnh hưởng bởi dòng văn học nữ lưu thời Heian (từ thế kỷ thứ VIII
đến thế kỷ thứ XII), lối viết của Kawabata mềm mại, dung dị, điềm đạm và
đầy chất thơ. Ông đánh giá Truyện Genji do nữ sĩ Murasaki Shikibu sáng
tác vào thế kỷ XI là “Đỉnh cao của văn chương Nhật Bản, cho đến ngày nay
không có một tác phẩm hư cấu nào sánh được.” Đọc tác phẩm của ông, độc
giả dễ dàng cảm nhận được chất cô đọng, hàm súc, ý tại ngôn ngoại của thơ
Haiku, truyền thống yêu cái Đẹp, tôn thờ cái Đẹp tới mức duy mỹ của
người Nhật. Mỗi trang văn của Kawabata vừa giống một bức tranh đẹp, lại
vừa giống như một bài thơ chan chứa tình người.
Kawabata được đề cao chính bởi ông đã góp phần mở cánh cửa tâm hồn
của người Nhật ra với thế giới. Ông được trao tặng giải thưởng Nobel vì
“Văn chương của ông tiêu biểu cho cái đẹp truyền thông và thể hiện được
cách tư duy của người Nhật Bản”.
Tuy nhiên, Kawabata là nhà văn không phải dễ đọc đối với nhiều độc
giả, ngay cả với dân chúng Nhật Bản. Khi nghe tin nhà văn đoạt giải Nobel,
cảm xúc của họ là vui sướng trộn lẫn với ngạc nhiên. Bởi theo họ, tác phẩm
của Kawabata thường khó hiểu. Văn của ông đầy rẫy sự mơ hồ. Người đọc
khó lòng xác định rõ ràng các lớp nghĩa ngay cả khi văn bản được viết bằng
một thứ tiếng Nhật trong sáng, ngắn gọn, súc tích nhất. Kawabata thường
viết về cái đẹp - nhưng không dễ gì nắm bắt, bởi cái đẹp ấy trinh trắng,
mong manh, nên không thể tồn tại lâu dài.
Trong chủ trương chung của Trung Tâm Đông Tây lần lượt tổ chức các
bộ sách Tuyển tập tác phẩm của các nhà văn lớn trên thế giới bằng tiếng
Việt, trong mấy năm qua Trung Tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây đã phối
hợp với các nhà xuất bản ra được các tuyển tập của A. Puskin, F.
Dostoevski, Dino Buzzati, Franz Kafka, R. Tagor, I. Bunin, v.v...) Tuyển