đại nạn tại Quãng Châu , phải bỏ cái nôi sinh thành và hoạt động của mình
để chạy sang Hồng Kông . Nguyên do là vì trong cuộc chiến chống ngoại
xâm trên đất Trung Hoa lúc ấy , chính phủ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới
Thạch bằng lòng liên kết với phe cộng sản để đánh Nhật . Liên kết trong thế
mạnh bởi ngày ấy cộng sản còn rất yếu so với Quốc Dân Đảng . Nhờ sự liên
kết ấy mà Nguyễn Ái Quốc mới được dung dưỡng để thành lập
VNTNCMĐCH tại Quãng Châu , đón đảng viên đi đi về về thoải mái , mặc
dù chính phủ Tưởng Giới Thạch biết rõ nhóm Nguyễn Ái Quốc là cộng sản
.
Giữa lúc cuộc chiến đang tiếp diễn thì phía Tưởng Giới Thạch lại đổi ý ,
ông cho rằng cộng sản cũng nguy hiểm không thua gì giặc ngoại xâm nước
ngoài , cho nên ông không muốn lực lượng cộng sản càng ngày càng lớn
mạnh , sẽ tạo hậu quả tai hại sau này . Ngày 3 tháng 4 năm 1927 , Tưởng
Giới Thạch ra lệnh cho quân đội Quốc Dân Đảng chiếm đóng hết các trụ sở
đảng Cộng Sản Trung Hoa , bắt nhốt các nhân vật cao cấp và đuổi hết các
lãnh tụ cộng sản đang có mặt trong chính phủ liên hiệp quốc cộng .
Nhân biến cố này , tổng bộ VNTNCMĐCH của Nguyễn Ái Quốc tại
Quãng Châu cũng bị giải tán luôn . Nguyễn Ái Quốc bị trục xuất , một số
đảng viên bị bắt , số khác trốn chạy sang Hồng Kông hoặc trở về nội địa
Việt Nam , hay ẩn nấp bên Thái Lan .
Năm 1928 VNTNCMĐCH cố gây thanh thế trong nước để lôi kéo quần
chúng . Nhưng cảm tình đồng bào lúc ấy lại nghiêng quá nhiều về Việt Nam
Quốc Dân Đảng , mặc dù đảng này chỉ vừa mới thành lập . Duy có một
điểm chung mà cả hai cùng phải gánh chịu lúc ấy , là sự truy lùng gắt gao
của màng lưới mật thám Pháp , khiến cho biết bao cơ quan bí mật cứ dần
dần bật gốc , nhất là mấy tháng đầu năm 1929.
Ở Hải Ninh , chị em Hậu và các đồng chí vẫn họp hành thường xuyên ,
cố gắng tìm phương thức phát triển đảng viên , nhưng chưa kết nạp thêm
được người nào vì có dấu hiệu cho thấy lý trưởng bắt đầu để ý theo dõi .