Cảnh. Cảnh sinh năm 1895 tại Hà Đông, trong một gia đình công giáo rất
sùng đạo. Gia đình Cảnh kinh doanh ngành đồ gốm ở Hà Nội, cho cảnh
theo học trường dòng tức là trung tiểu học Colège Puginier nằm trên phố
Carreau trong khu nhà chung thuộc giáo hội Thiên Chúa Giáo. Puginier là
tên một linh mục người Pháp có công xây nhà thờ lớn Hà Nội, tức thánh
đường Saint Joseph khánh thành dịp lễ Noel năm 1887, tức là trước Vương
Cung Thánh Dường Sài Gòn một năm.
Thời Pháp thuộc, người công giáo vẫn bị coi là thành phần hưởng lợi
của Pháp, cho nên hoặc đứng vào hàng ngũ thân Tây, hoặc dửng dưng đứng
giữa, không tích cực chống Pháp. Điều này cũng dễ hiểu, một phần người
Pháp muốn lợi dụng Công giáo, lại thêm phong trào Văn Thân kỳ thị đẩy
khối dân Thiên Chúa giáo xa dần cộng đồng dân tộc. Thêm vào đó, từ
khoảng 1920, dưới thời đức giáo hoàng PIO XI, chủ trương của giáo hội là
công khai tuyên chiến với chủ nghĩa vô thần sua khi Lenin lập được chế độ
Cộng Sản tại Nga năm 1917.Từ ngày ấy, người Công giáo mặc nhiên coi kẻ
thù chính cần đối phó là Cộng Sản theo lời dạy của giáo hội. Tất cả những
thế lực khác trở thành thứ yếu. Thậm chí có người sẵn sàng hợp tác với
Pháp để chống cộng. Lê Hữu Cảnh là một trường hợp giáo dân khác
thường.
Lê Hữu Cảnh sau khi học trường dòng Puginier đã được tuyển vào lính
Pháp. Thời ấy quân dân Việt Nam đi lính cho Tây, dù có khả năng đến đâu
thì chỉ có được ở hàng hạ sĩ quan mà thôi. Cho nên những cấp bật mà người
Việt nghe quen tay là Cai (hạ sĩ), Đội (trung sĩ) vaQuản (thượng sĩ). Cai và
Đội được gọi bằng thầy. Tới chức Đản thì được gọi là quan. Thầy cai, thâỳ
đội, quan quản. Lê Hữu Cảnh đi lính Pháp lên tới chức Quản, tức là quyền
hành bổng lộc cũng thuộc vao hàng khá. Nhưng ông xin giải ngũ trở về và
chuyển sang làm việc trong xưởng Hỏa Xa Hà Nội. Như thế, nói chung Lê
Hữu Cảnh là thành phần được Pháp đào tạo, nâng đỡ, cho công ăn việc làm
để từ đó có cuộc sống tương đối đầy đủ nhất là Cảnh đi theo đạo Thiên
Chúa, một tôn giáo được xem như đồng minh của Pháp. Vậy mà Cảnh từ