nằm trong làng Thể Giao, đất cũ thuộc Huyện Thọ Xương, thành phố Hà
Nội.
Kể từ đó, sức phát triển Đảng bung ra quá nhanh và quá rộng. Đảng đưa
ra chương trình hoạt động gồm ba giai đoạn: Bí mật, bán công khai và tổng
khởi nghĩa. Quan trọng nhất vẫn là giai đoạn một, tức là thời kỳ bí mật kết
nạp Đảng viên và phát triển Đảng. Nhưng biến triển của tình thế diễn ra quá
nhanh, Đảng viên quá hăng say và phần lớn chỉ có nhiệt tình yêu nước mà
chưa có kinh nghiệm đấu tranh, nên chỉ được một năm 1928 là tương đối an
bình. Năm sau, bão tố ùa đến thật nhanh, đưa Việt Nam Quốc Dân Đảng
vào một viễn ảnh cực kỳ bi thảm. Âu cũng là định mệnh của lịch sử!
Lúc bấy giờ phong trào mộ phu đang lên rất cao ở toàn miền Bắc, người
cứ đi mà chẳng thấy về. Là nhà báo, Minh âm thầm lao vào những cuộc
điều tra bằng những thăm dò và phỏng vấn rộng rãi hầu viết những phóng
sự nhằm phơi bày những đau khổ tận cùng của những kẻ lầm lỡ ghi danh
làm mộ phu, hoặc bị đưa vô Nam Kỳ hoặc đi những phương trời thuộc địa
xa xăm của Pháp. Báo không dám đăng, anh cùng các đồng chí thảo truyền
đơn bí mật rải khắp nơi, gay gắt chống việc mộ phu và can ngăn đồng bào
đừng nhẹ dạbị dụ dỗ nghe lời tha phương cầu thực. Chẳng riêng gì Việt
Nam Quốc Dân Đảng, phía Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí
Hội cũng tung ra hàng loạt truyền đơn có nội dung tương tự, nhất trí lên án
việc mộ phu.
Lúc này Đảng Tân Việt kể như đã giải thể. Đảng này khởi đầu có tên là
Phục Việt do nhóm thanh niên trí thức tân học thành lập, như Tôn Quang
Phiệt, Nguyễn Xuân Chữ, Mai Lâm, Đặng Thái Mai, Trần Phú, Nguyễn Thị
Minh Khai v.v... Về sau, nhóm Tân Việt sát nhập vào Đông Dương Cộng
Sản Đảng. Những đảng viên có lập trường chính trị như bác sĩ Nguyễn
Xuân Chữ, Nguyễn Đắc Lộc, đành bỏ đảng, không hoạt động nữa. Từ đấy,
lực lượng chống Pháp chỉ còn lại hai đoàn thể đáng kể, hoạt động song
hành là Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội và Việt Nam