Sau những nổ lực liên kết không thành ấy, Nguyễn Thái Học vẫn chủ
trương giữ giao hảo thuận hòa với mọi đoàn thể cách mạng khác, bởi trong
cách nghĩ ngay tình của ông, bức cứ ai cùng chung ký tưởng đánh đổ thực
dân Pháp, thì đều được coi là đồng chí cả!
Một hôm bà Truyền từ Hải Ninh tất tả chạy xuống Hà Nội thăm con. Vì
Minh chưa báo tin về làng, nên bà Truyền vẫn tưởng Minh còn ở nhà trọ
của người bà con mình. Đó là người em cùng cha khác mẹ, lấy chồng làm
thợ kim hoàn ở ngay phố Hàng Bạc và bà gởi Minh trọ hcọ ở đấy. Bà khệ
nệ xách mấy cái giỏ cối đựng mấy món quà nhà quê, suất hành từ lúc gà
mới gáy sáng, đến nhà người em thì trời đã quá trưa. Người em đi vắng. Cái
Nhi, con gái thứ ba, nhìn bà Truyền tội nghiệp, ân cần bảo:
- Khổ thân bà quá! Lặn lội từ dưới ấy lên đây! Mẹ cháu lại vừa đi vắng.
Bà ngồi chơi tạm để cháu dọn cơm mời bà xơi, đợi mẹ cháu về!
Thông thường ở miền Bắc, hai chị em gái thì người ta gọi là "con dì, con
dà", nghĩa là cái Nhi phải kêu bà Truyền là "dà" mới đúng. Nhưng dân
trong làng có thói quen là hễ anh hay chị của bố, thì gọi là "bác", mà anh
hay chị của mẹ thì kêu bằng "bá".
Bà Truyền vừa cầm nón quạt mồ hôi vừa đáp:
- Đừng cháu! Cháu đừng bày vẽ cơm nứơc cho mất thì giờ! Bá ăn trước
khi đi bụng vẫn còn lưng lửng! Với lại, bá vội lắm. Có việc phải gặp thằng
Minh một tí rồi lại về ngay!
Nhi tròn mắt nhìn bà:
- Anh Minh có còn ở đây nữa đâu! Dọn đi cả mấy tháng rồi bá ạ! Mẹ
cháu với cả nhà cháu giữ mãi mà anh ấy chả chịu ở lại!
Bà Truyền suýt đánh rơi cái quạt. Bà lo âu hỏi: