đảng Cộng Sản cùng ra đời năm 1929 : Đó là Đông Dương Cộng Sản Đảng
, An Nam Cộng Sản Đảng và Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn . Sự kiện
này làm Nguyễn Ái Quốc hết sức lo ngại , vội vàng cầu cứu Liên Xô rồi
dùng danh nghĩa quốc tế vô sản , dùng chỉ thị của Liên Xô để triệu tập đại
hội thống nhất vào ngày 3 tháng 2 năm 1930 . Danh xưng Đảng Cộng Sản
Việt Nam bắt đầu được sử dụng từ đấy cho đến khi phải hóa trang lần nữa
nhằm lấy lòng dân , đổi tên thành Đảng Lao Động Việt Nam .
Như thế thì có thể nói : Những viên gạch lót đường tiên khởi tại miền
Bắc để đưa Nguyễn Ái Quốc lên đài vinh quang sau này là nhóm thanh niên
trẻ gồm Đỗ Ngọc Du , Ngô Gia Tự , Nguyễn Phong Sắc , Nguyễn Đức
Cảnh , Trịnh Đình Cửu và Trần Phú . Tất cả những người ấy đều nếm trải
những đòn thù tàn bạo của mật thám Pháp và đều chết trẻ , chẳng ai sống
đến ngày chiến thắng . Người thọ nhất trong nhóm là Đỗ Ngọc Du , mất
năm 31 tuổi !
Đỗ Ngọc Du lớn hơn Ngô Gia Tự một tuổi , sinh quán tại Hải Dương
trong một gia đình công chức , có bố làm việc cho Tây . Khi đang đi du học
, Du tham gia vận động bãi khóa để ủng hộ hai nhà chí sĩ họ Phan nên bị
đuổi học . Năm 1926 , 19 tuổi , Du gia nhập VNTNCMĐCH rồi sang Trung
Quốc gặp Nguyễn Ái Quốc , dự khóa huấn luyện trước khi trở về Hà Nội
họat động . Như đã nói ở trên , Du có công đầu trong việc gâ dựng Đảng
Cộng Sản tại quốc nội và đáng coi là thủ lãnh của nhóm Bắc Kỳ cực đoan ,
mặc dầu trên thực tế , khi chi bộ Đông Dương Cộng Sản đảng Hà Nội ra đời
Du chỉ phụ trách công tác kiinh tài cho đảng . Năm 1930 , Du bị lộ tông tích
, phải trốn gấp sang Trung Quốc và năm sau thì bị bắt tại Thượng Hải , dẫn
giải về nước . Du bị kết án khổ sai chung thân , giam ở Hỏa Lò một thời
gian rồi đày đi Sơn La và ra Côn Đảo . Năm 1936 , nhờ mặt trận Bình Dân
thắng thế ở Pháp , hàng loạt chính trị phạm được tha . Du được trở về
nhưng bị lao phổi chết năm 1938 .