Trịnh Đình Cửu sinh năm 1901 , là con bà Tú Mẫn ở số 61 phố Hàng
Đào Hà Nội . Đứng trong nhóm Cộng Sản tiền phong , Cửu là ngừơi trầm
lặng , không gây được tiếng vang gì lớn . Nhưng lúc bị bắt đưa ra tòa , mật
thám bắt trói luôn bà Tú Mẫn , đẩy ra trước mặt Cửu , cốt ý đem tình mẫu
tử để lung lạc Cửu , hy vọng vì thương mẹ mà Cửu cung khai bí mật của tổ
chức . Nhưng Cửu quay mặt đi và cứng rắn nói lớn :
- Tôi chỉ biết có đảng mà thôi !
Câu nói lạnh lùng ấy làm cho Trịnh Đình Cửu nổi tiếng và trở thành tấm
gương cho những người Cộng Sản , gạt bỏ hết tình cảm gia đình !
Nguyễn Đức Cảnh sinh năm 1908 tại huyện Thụy Anh tỉnh Thái Bình ,
từ thuở nhỏ đã có một hoàn cảnh sống khá đặc biệt . Đặc biệt ở chỗ là cha
Cảnh , ông Nguyễn Đức Tiết , đổ Cử Nhân nhưng không chịu ra làm quan ,
ông cử Tiết chả biết làm gì nuôi gia đình , nên đem con cái gửi hết cho bạn
bè nhờ nuôi hộ và cho đi học ! Những người bạn mà ông cử Nguyễn Đức
Tiết nhờ cậy gồm có tiến sĩ Nguyễn Đạo Quán , tri phủ Thái Ninh , là bác
ruột và là người đỡ đầu Nguyễn Công Hoan . Vì thế Nguyễn Công Hoan
quen biết Nguyễn Đức Cảnh từ lúc còn sống chung cho đến khi Nguyễn
Công Hoan bắt đầu viết văn . Cảnh ở nhờ nhà của Nguyễn Công Hoan được
một thời gian thì chuyển sang ở nhà quan tuần phủ Thái Bình Trần Thế Mỹ
vì mẹ Cảnh có họ xa với bà vợ lẽ của cụ Mỹ . Cụ Mỹ là bạn đồng khóa với
tiến sĩ Nguyễn Đạo Quán và cũng chính là thân phụ của Trần Khánh Giư ,
tức nhà văn Khái Hưng sau này . Trần Khánh Giư , tên thuở nhỏ là Trần
Giư . Nhưng khi ra Ninh Giang làm đại lý bán dầu hỏa và than củi , nhớ đến
tướng nhà Trần là Trần Khánh Giư cũng có thời bán than , Trần Giư mới
thêm chữ “Khánh” vào làm tên đệm cho giống tên vị tướng ấy . Thị xã Ninh
Giang chính là bối cảnh mà Khái Hưng dùng làm để viết tiểu thuyêt Thoát
Ly sau này .
Trong ba người : Khái Hưng , Nguyễn Công Hoan và Nguyễn Đức Cảnh
thì Cảnh trẻ hơn cả , nên vẫn thường gọi hai người kia là anh , xưng em ,