còn có thể được Pháp ban thưởng . Về phần chúng mày thì tao cũng ngơ
cho , không bắt nhốt !
Vì thương anh , hai cô Uyển , Như nhận lời , cầm lá thư ra đi .
Ra khỏi cổng nhà giam , hai cô bàn nhau đến gặp đồng chí Mai Ngọc
Thiệu lúc ấy đang là Bí Thư Xứ Ủy Bắc Kỳ của VNTNCMĐCH để báo cáo
sự việc và xin chỉ thị . Ban chấp hành Xứ Ủy liền triệu tập phiên họp bất
thường để xử lý trường hợp gai góc này , vì trong quá khứ chưa xẩy ra bao
giờ . Hôm ấy là cuối tháng 5 năm 1929 . Đại hội Xứ Ủy nhất trí quyết định :
Phải đưa hai cô Như Uyển sang Quãng Châu , để lại bên đó công tác cho
tổng bộ TNCMĐCH , bởi nếu để lại trong nước thì một là Pháp sẽ tiếp tục
lợi dụng khai thác , hai là sẽ có sự ngộ nhận rồi gây nên xung đột giữa
TNCMĐCH và VNQDĐ . Mai Ngọc Thiệu thay mặt xứ ủy , chỉ thỉ Tỉnh
đảng bộ Hải Phòng thu xếp đưa hai chị em Uyển , Như sang Quãng Châu
bằng tàu thủy càng sớm càng hay .
Ba hôm sau , Uyển và Như đáp xe lửa xuống Hải Phòng . Ban chấp hành
Tỉnh Bộ Hải Phòng đã được Xứ Ủy thông báo trước , liền họp nhau để
chuẩn bị nhận hai nữ đồng chí mà họ từng nghe là rất tích cực hoạt động
cho đảng . Phòng họp tỉnh bộ Hải Phòng hôm ấy có đến 9 đồng chí tham dự
, do Nguyễn Đức Cảnh chủ tọa . Lúc ấy , Cảnh 21 tuổi , vừa từ Hà Nội
xuống giữ chức Bí Thư Tỉnh Đảng Bộ tỉnh Hải Phòng .
Thời gian này , Cảnh cùng Đỗ Ngọc Du thường xuyên họp hành với ba
đồng chí vừa bỏ Đại Hội Hồng Kông về chỉ vì đại hội không đồng ý việc
đổi tên thành Đảng Cộng Sản . Họ xông xáo đi tranh thủ vận động các chi
bộ TNCMĐCH yêu cầu họ thoát ly tổ chức cũ , đổi tên thành Đông Dương
Cộng Sản Đảng . Công việc khó khăn và tế nhị vì nhiều người muốn giữ lại
TNCMĐCH , chưa thuận tiện để ngả hẳn theo cánh Cộng Sản của Cảnh.
Giữa lúc ấy , Xứ Ủy Mai Ngọc Thịệu , tức Cả Sâm , bí mật chỉ thị Đỗ
Ngọc Du phụ trách việc đưa hai chị em Uyển Như sang Trung Quốc . Du