Thế Nghiệp lung lạc được Brides một cách tương đối dễ dàng , vì tin là
Nguyễn Thế Nghiệp có vị thế lớn để nói chuyện với Nguyễn Thái Học .
Hơn thế nữa , trong cách suy nghĩ của Brides thì việc bắt lại Nguyễn Thế
Nghiệp cũng không khó nếu Nghiệp không làm được việc .
Tháng 8 năm 1929 , thực dân phát vãng các tù nhân Quốc Dân Đảng đã
bị tuyên án tháng trước , lên đường đi Côn Đảo . Nguyễn Thế Nghiệp cũng
nằm trong danh sách ấy , nhưng thay vì đày ông đi biệt xứ , thanh tra Brides
cấp giấy tờ tùy thân và tiền bạc rồi thả tự do cho Nghiệp để ông bí mật đi
gặp đảng trưởng Nguyễn Thái Học .
Ra khỏi tù , dĩ nhiên Nguyễn Thế Nghiệp không tìm Nguyễn Thái Học .
Ông lên thẳng Lào Kai , tìm đến đồng chí Nguyễn Kim Ngữ để nhờ ông
này đưa sang bên kia biên giới . Nguyễn Kim Ngữ lúc ấy là chi bộ trưởng
Lào Kai , người có công kết nạp và thành lập rất đông đảng viên Quốc Dân
Đảng từ năm 1928 . Lào Kai có đến gần 10 chi bộ Việt Nam Quốc Dân
đảng , kể cả những châu bản người thiểu số . Gia đình Nguyễn Kim Ngữ
chuyên sống bằng nghề buôn lậu thuốc phiện từ Lào Kai sang bên kia biên
giới và ngược lại , cho nên đường đi nước bước Ngữ rất rành . Ngữ giắt
Nghiệp sang Côn Minh , thủ phủ của tỉnh Vân Nam . Tại đây , Ngữ lấy một
cái tên mới nghe có vẻ Tàu là Trương Nguyên Minh , rồi tức tốc làm quen
và vận động kiều bào , kết họp những nhóm cách mạng lẻ tẻ đang có mặt
trên đất Trung Hoa . Ba tháng sau , ông thành lập được “Việt Nam Quốc
Dân Đảng Vân Nam Đạo Bộ” . Bấy giờ ông mới cho người về Việt Nam
thông báo cho Nguyễn Thái Học và Tổng bộ Quốc Dân đảng . Cũng nhờ có
lực lượng Nguyễn Thế Nghiệp ở Vân Nam mà sau này khi cuộc tổng khởi
nghĩa thất bại , các đồng chí từ quốc nội thoát ra , mới có sẳn cơ sở để tiếp
tục .
Giữa lúc Nguyễn Thế Nghiệp gây dựng cơ sở Quốc Dân Đảng tại Vân
Nam thì Lê Hửu Cảnh từ Hà Nội lên Yên Bái để gặp cô Giang . Một vài
đồng chí trong nhóm “cải tổ” từng bàn với Cảnh về việc trốn qua biên giới