Trên núi Yên Tử , một buổi chiều se lạnh tàn đông , Nguyễn Thái Học ,
Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính bàn đi tính lại rồi quyết định đêm
mùng 10 tháng 2 năm 1930 tức 12 tháng giêng năm Canh Ngọ là giờ lịch sử
của Việt Nam Quốc Dân Đảng . Hôm ấy có cả Ký Con Đặng Trần Nghiệp
cũng được đảng trưởng gọi lên giao công tác . Bốn người ngồi sau thảm cỏ
phía sau chùa , dưới bóng mát của một tàn cây cổ thụ , giữa triền dốc thoai
thoải trông xuống thung lủng . Trong chùa , tiếng tụng kinh gõ mõ vẫn vang
ra đều đặn . Hai nhà sư trẻ lảng vản canh gát phía cổng chính , cầm chổi
quét sân và giả vờ chăm sóc những luống hoa . Nguyễn Thái Học nắm tay
Xứ Nhu và Phó Đức Chính rưng rưng bảo :
- Đã đến giờ chúng ta phải chia tay để làm việc lớn , đem cái chết đền
nợ nước ! Chốc nữa họp xong , nhờ anh Nhu lên ngay Phú Thọ , Yên Bái ,
thông báo cho các đơn vị trên ấy . Anh Chính thì sang Đoài rồi báo ngay
cho các đồng chí ở vùng Hải Dương , Kiến An , truyền miệng lệnh tổng
khởi nghĩa của Tổng Bộ . Nhớ là đêm mùng 10 rạng 11 tháng này !
Phó Đức Chính đăm chiêu hỏi :
- Còn Hà Nội thì sao ? Anh về Hà Nội hay ở lại đây ?
Nguyễn Thái Học đáp :
- Như đã phân công , tôi phụ trách Bắc Ninh , Đáp Cầu , Phả Lại !
Phó Đức Chính nhắc lại :
- Thế còn Hà Nội ? Không làm gì ở Hà Nội thì không gây được tiếng
vang !
Nhắc đến Hà Nội , Nguyễn Thái Học quay sang nhìn Ký Con và chợt
thở dài như sắp khóc . Ông đưa bàn tay sờ những sợi râu mọc lởm chởm
dưới cằm , lan lên cả hai bên má . Bạn bè , người thân từng chung sống
hoặc giao tiếp với Nguyễn Thái Học những năm ông còn ngồi ở ghế trường