Nguyễn Thái Học chẳng còn bụng dạ nào mà ngắm cảnh . Hơn hai năm bôn
ba vất vả , lần đầu tiên Nguyễn Thái Học cảm thấy hết sức chán chường về
hành vi của những kẻ bội phản . Phạm Thành Dương là vết thương nhức
nhối , đau đớn nhất , chẳng những đưa bao nhiêu đồng chí vào tù mà còn
làm hỏng hết kế hoạch tấn công nội thành của đảng . Từ sụ uất hận Phạm
Thành Dương ,ông đâm ra nghi ngờ lây cho những kẻ đã từng đi lính cho
Tây , trong đó có Lê Hửu Cảnh , một cánh tay đắc lực trước đây của Tổng
Bộ . Vì thế , ông bàn với Xứ Nhu rồi cho gọi riêng Ký Con rồi chỉ thị cho
Ký Con thủ tiêu Lê Hửu Cảnh cùng Nguyễn Đôn Lâm cho chắc ăn ! Xứ
Nhu đồng ý nơi đảng trưởng về quyết định này vì Xứ Nhu cũng sợ Cảnh trở
mặt như Phạm Thành Dương . Ông nghĩ : Cảnh đã một thời đi lính một ,
sang tận Pháp , thì biết đâu gần đây chẳng bị Pháp mua chuộc giống như
Phạm Thành Dương . Cái ấn tượng xấu về Cảnh vốn đã in sâu trong đầu Xứ
Nhu ngay từ hội nghị Đưc Hiệp , khi Cảnh bọ coi là đứng đầu phe ôn hòa ,
gồm người mà Tổng Bộ thường gọi là “nhóm cải tổ” . Khuynh hướng này
thật ra lúc đầu chiếm đa số . Đó là cánh nhà văn , nhà báo , chủ trương tính
chuyện đường dài , nâng cao dân trí quần chúng trước khi bước sang giai
đoạn tổng nổi dậy lật đổ thực dân Pháp . Nhưng phe này bị bắt gần hết sau
vụ ám sát Bazin nên nhóm Lê Hửu Cảnh trở thành thất thế vì thiểu số , chỉ
còn Lê Hửu Cảnh , Nguyễn Xuân Huân , Nguyễn Đôn Lâm , Lê Tiến Sự và
Nguyễn Tiến Lữ . Nguyễn Thế Nghiệp cũng có thể xếp chung vào khuynh
hướng , nhưng Nghiệp hiện đã sang Vân Nam và đã thành lập được một đạo
quân hải ngoại , sẳn sàng tăng viện cho quốc nội khi hửu sự .
Mặc dầu có lệnh của Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu , nhưng
Ký Con không nở xuống tay hạ thủ Lê Hửu Cảnh . Một phần vì Ký Con
hiểu tấm lòng của Cảnh . Lại thêm cô Giang lúc nào cũng tin tưởng lập
trường của Cảnh và hễ cón dịp , đều ca ngợi Cảnh trước mặt Ký Con , cho
nên Ký Con mới lờ đi , không quan tâm đến Cảnh nữa . Chỉ có Nguyễn Đôn
Lâm thì bị Cai Hồng bắn một phát vào bả vai để cảnh cáo !