như thế mà vẫn không kịp . Cuối tháng 12 , Dương đưa mật thám đến
xưởng chế bom ở căn nhà số 7b , ngõ Vĩnh Hồ , phố Đại La . Tuy không bắt
được ai , nhưng chúng tịch thu toàn bộ vũ khí của đảng . Rồi Dương lại dẫn
chúng đến Gò Điện Khí ấp Thái Hà , đào được 700 quả bom chôn sẳn ở đó
để tấn công phi trường Bạch Mai . Tệ hơn nữa là chính những chi bộ binh
đoàn mà Dương đã gầy dựng trong đơn vị , giờ này Dương bán đứng hết
cho Pháp . Người thì bị bắt , kẻ bị lột lon và đày đi xa . Dương lại chỉ điểm
cho Tây đến vây bặt Ủy ban Quân Chính tỉnh Hải Phòng , giữa lúc đảng bộ
đang họp , không ai chạy thoát . Rồi để lập công lĩnh tiền thưởng , Dương
đi xa hơn nữa , cho mật thám biết một tin cực kỳ quan trọng : Quốc Dân
Đảng sắp sửa Tổng Khởi Nghĩa , lật đổ chính quyền bảo hộ !
Trước sự phá hoại thảm khốc của Phạm Thành Dương , Tổng Bộ phải
cấp tốc lập tòa án cách mạng do Xứ Nhu ngồi ghế chánh thẩm . Ông tuyên
án tử hình hai cha con : Phạm Huy Du và Phạm Thành Dương , giao cho
Ký Con thi hành . Ký Con Đặng Trần Nghiệp lúc ấy đang quán bận lo việc
chế bom tại Hà Nội . Tổng Bộ dự trù khi tổng khởi nghĩa tại các tỉnh thì Ký
Con sẽ tung ra các toán đặc nhiệm ném bom gây rối tại Hà Nội để làm nghi
binh , cho nên trọng trách của Ký Con lúc này quá nặng nề . Nhận chỉ thị
của Xứ Nhu , Ký Con liền giao việc xử tử Phạm Huy Du cho Nguyễn Văn
Nho , em ruột của Nguyễn Thái Học , năm ấy mới 17 tuổi . Còn Phạm
Thành Dương thì được ủy cho Nguyễn Xuân Huân vốn là tay xạ thủ có kinh
nghiệm . Huân nhận lời ngay bởi Huân thuộc nhóm ôn hòa của Lê Hữu
Cảnh , đang sợ bị Tổng Bộ nghi ngờ . Huân và Nho gặp nhau bàn kế hoạch
rồi hăng hái lên đường vào ngày giáp Tết .
Tháng 12 năm 1929 và tháng giêng năm 1930 có thể coi là thời kỳ đen
tối nhất của cách mạng . Nhờ sự chỉ điểm của Phạm Thành Dương , nhất là
bản tin tổng khởi nghĩa , mật thám tung toàn lực lượng khám xét và bắt bớ
khắp các tỉnh miền Bắc . Những mất mát lớn lao liên tục ấy , làm tổng bộ
càng quyết tâm phải tổng khởi nghĩa , bởi chẳng còn lựa chọn nào khác .
Ngày 26 tháng 1 năm 1930 , Nguyễn Thái Học lại từ Bắc Ninh quay về làng