Trong tình hình căng thẳng ấy , thông tin giữa các lực lượng cách mạng
gần như tê liệt hẳn . Thậm chí Tổng Bộ đã rời ngày khởi nghĩa , đổi ngày
10 thành 15 tháng 2 , theo yêu cầu tha thiết của Hải Phòng và Kiến An ,
nhưng nhiều nơi không hề biết , vẫn cứ theo chỉ thị cũ . Không hề biết là vì
không liên lạc được , hoặc người đưa tin dọc đường bị bắt . Đến ngay cô
Giang ở Yên Bái cũng chẳng nhận được lệnh rời ngày . Mà dù cho nhận
được lệnh này thì Yên Bái cũng không thể nào rời được nữa , vì 300 đồng
chí dân sự từ dưới Phú Thọ đã kéo lên , tập trung trong rừng sơn , và nhất là
vì các đồng chí quân nhân trong đồn Yên Bái nhận làm nội ứng cho cách
mạng , đã chuẩn bị sẳn , càng để lâu càng dễ bị lộ .
Chẳng phải chỉ riêng Yên Bái không nhận được lệnh hoãn ngày , mà
ngay cả Nguyễn Khắc Nhu ở Hưng Hóa , Ký Con ở Hà Nội , cùng nhiều
nơi khác trên đất Bắc cũng không biết gì , cứ khai hỏa vào đêm mùng 10
rạng 11 tháng 2 như lệnh cũ đã ban hành . Sơn Tây nổ súng đêm 12 , Kiến
An tấn công đêm 13 , Vĩnh Bảo đêm 15 . Chỗ nào cũng gặp trở ngại , ngoại
trừ Yên Bái đoạt được chút thắng lợi , lúc đầu nhờ lòng dũng cảm và quyết
tâm của các quân nhân trong đồn . Bộ tham mưu gồm có 5 sĩ quan : Quản
Cần , Cai Thịnh , Cai Nguyên , Cai Thuyết và Cai Hoằng , trong đó có Cai
Hoằng tức đồng chí Ngô Hải Hoằng đáng ghi công đầu trong trận đánh lịch
sử này . Ông là ngọn đuốc dẫn đường , là ngọn lửa khích lệ đồng đội , là
tấm gương hy sinh cao cả về đởm lược cũng như lòng trung thành với đảng
ngay cả sau khi bị giặc bắt . Một mình ông tả xung hữu đột bắn chết 6 quân
nhân Pháp , trong đó có đại úy đồn trưởng Jourdain . Ông ngồi tù một tháng
, ung dung chờ lên máy chém cùng với đồng đội là Cai Thuyết và hai nông
dân từ Phú Thọ tham dự trận đánh . Tất cả đều tỏ ra thanh thản , hãnh diện
với công tác đãng giao phó . Bốn người ấy : Đặng Văn Lương , Đặng Văn
Tiệp , Nguyễn Thành Thiếp và Ngô Hải Hoằng là bốn chiến sĩ lên máy
chém Yên Bái đợt đầu tiên trong vụ án Quốc Dân Đảng năm 1930 . Hôm ấy
là mùng 8 tháng 3 , lúc trời còn mờ hơi sương !