Cảnh quả quyết :
- Tôi ở lại . Nhất định ở lại . Tổng Bộ giao phó trách nhiệm cho tôi . Tôi
đi sao đành ! Đồng chí Huân đây và tất cả nhóm chúng tôi đều ở lại , nhưng
nếu gặp Ký Con , tôi sẽ khuyên cậu ấy nên qua bên kia biên giới , vì hình
ảnh của cậu ấy bị giặc dán khắp nơi , khó lòng mà thoát được . Trường hợp
Ký Con thì nên xuất ngoại !
Rồi Cảnh chia tay , cùng Huân lên đường . Minh nói :
- Nếu hai anh gặp anh Doãn , nhớ cho em gửi lời thăm !
Cảnh gật đầu bước đi . Doãn tức là bí danh của Ký Con Đặng Trần
Nghiệp . Kể từ đêm ném bom ở Hà Nội để làm kế nghi binh hỗ trợ cho các
trận đánh tại các tỉnh , Ký Con bị giặc truy lùng gay gắt với hàng vạn cáo
thị và hình chụp dán khắp đó đây kèm theo món tiền thưởng tương đương
với Nguyễn Thái Học là 5 ngàn đồng . Biết không thể lưu lại Hà Nội , Ký
Con tìm đường sang Hải Dương , tạm trú tại nhà một đồng chí làng Dư
Hàng , huyện An Chương . Nương náu một thời gian , Ký Con thấy nơi đấy
bất ổn vì mật thám tung hoành dữ dội . Anh liền trốn qua Nam Định , tá túc
trong nhà một đồng chí ở làng Năng Tĩnh , huyện Mỹ Lộc , phủ Xuân
Trường , quê hương của Trần Tế Xương .
Lẽ tất nhiên , Ký Con chẳng dám ở đâu lâu vì sợ lộ tông tích . Với số
tiền thưởng quá lớn , với hình ảnh và cáo thị dán khắp nơi , dễ gì anh thoát
được . Tay sai làm việc cho Tây muốn lấy điểm với quan thầy cũng nhiều ,
mà những kẻ không óan thù với Ký Con nhưng tham tiền thì cũng lắm .
Anh luôn luôn là cái mồi ngon cho chúng . Bởi vậy , ở Nam Định được vài
đêm anh đã thấy không ổn . Anh nói với chủ nhà :
- Mai tôi đi sớm anh ạ ! Tôi linh cảm thấy ở đây không yên !
Chủ nhà nhìn Ký Con thương cảm . Mới 22 tuổi , mặt non trẻ , da dẻ
hồng hào trông như một cậu học sinh nhút nhát , thế mà 2 năm qua Ký Con