của Nguyễn Ái Quốc sau này .
Thứ hai : An Nam Cộng Sản Đảng mới thành lập hồi tháng 11 năm 1929
tại miền Nam . Nhóm này không muốn nằm trong vòng ảnh hưởng của
nhóm Bắc Kỳ , nên ra một tờ báo riêng lấy tên là Bônsêvich và công bố
điều lệ riêng cho đảng của mình . Bolsevik (bônsêvich) theo cách dùng của
Lenin có nghĩa là Ủy Ban , là thành viên của đám đông , của đại đa số quần
chúng tức là giới vô sản (prolateriat) , cần dùng bạo lực để nắm chính
quyền .
Thứ ba : Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn vừa ra đời ngày 1 tháng 1
năm 1930 . Nhóm này thoát thai từ đảng Phục Việt , sau đổi thành Tân Việt
Cách Mạng Đảng với Tôn Quang Phiệt , Trần Phú , Vương Thúc Oánh .
Các đảng viên Tân Việt có khuynh hướng quốc gia từ đây trở thành bơ vơ
rút lui khỏi đảng , hoặc gia nhập đoàn thể khác , hoặc không hoạt động gì
nữa .
Tình trạng tam phân giữa ba nhóm cộng sản cùng hiện diện , đưa đến
việc tranh giành quần chúng và không tránh khỏi sự bất hòa . Nhìn thấy
nguy cơ đó , nhân dịp tết Canh Ngọ , mùng 3 tháng 2 năm 1930 , Nguyễn
Ái Quốc đang ở Thái Lan , khẩn cấp triệu tập đại hội ở Hồng Kông , mời
đại biểu 3 nhóm cộng sản quốc nội sang họp bàn việc thống nhất . Gọi là
thống nhất , nhưng thật ra hai nhóm kia phải nhập chung vào Đông Dương
Cộng Sản Đảng của Nguyễn Ái Quốc . Biết thế nên Đông Dương Cộng Sản
Liên Đoàn không cử đại biểu sang dự . Muốn cho họ khỏi tự ái , Nguyễn Ái
Quốc liền bỏ danh xưng Đông Dương Cộng Sản Đảng , đặt ra một cái tên
mới là Đảng Cộng Sản Việt Nam và kêu gọi hai nhóm kia đứng vào .
Cái lợi thế của Nguyễn Ái Quốc là ông nhân danh chỉ thị của quốc tế
cộng sản để trấn áp và ép buộc 3 nhóm phải ngồi chung vào một chiếu .
Đảng viên phải nghe lời , bởi cộng sản tự căn bản là một đảng quốc tế do
Liên Bang Xô Viết đứng đầu . Nguyễn Ái Quốc chính là nhân vật Việt Nam
duy nhất được quốc tế cộng sản ủy thác hoạt động tại Đông Dương , cho