Trở lại đầu năm 1930 , toàn cõi Bắc Kỳ sôi sục những vụ bắt bớ Quốc
Dân Đảng . Phía Cộng Sản muốn tạo uy thế , liền xúi giục nông dân biểu
tình trong dịp lễ Lao Động Quốc Tế ngày mùng 1 tháng 5 . Ở Thái Bình ,
mật thám bắt được hàng loạt truyền đơn và cờ búa liềm ném đêm 30 tháng
4 . Sáng hôm sau khoảng 300 nông dân kéo đến đình công sứ tỉnh . Mật
thám cứ tưởng rằng đám nông dân ấy đều là đảng viên cộng sản nên nã
súng bắn chết tại chỗ 15 người và cả trăm người khác bị thương . Nhóm
cộng sản lãnh đạo thì giấu mặt , nên chẳng ai hề hấn gì cả !
Ngày 5 tháng 5 , nhóm Cộng Sản Nam Định trong khi đang họp với tỉnh
bộ Thái Bình để rút kinh nghiệm về cuộc biểu tình bị thảm sát vừa qua thì
tình cờ biết được tin Ký Con từ Hải Dương sang Nam Định . Thời ấy , ranh
giới Quốc Cộng chưa rõ nét , chưa thù hận . Những người yêu nước hoạt
động phần lớn là biết nhau , có khi là bạn học chung lớp chung trường rồi
mỗi người theo một phía . Đặc biệt là bên Quốc Dân Đảng thì hết sức lơ là ,
chẳng bao giờ đề phòng sự phản bội của phía Cộng sản . Ký Con lại là nhân
vật nổi , tiếng tăm lừng lẫy , hầu như nhóm cách mạng nào cũng biết .
Thành ra khi Ký Con về Nam Định , mật thám chưa có tin tức gì mà nhóm
Cộng Sản tại đây đã hay biết rồi !
Tuy 3 nhóm Cộng Sản đã kết hợp hoạt động chung , nhưng trên thực tế
thì lãnh đạo các tỉnh bộ tại miền Bắc đều nằm trong tay Đông Dương Cộng
Sản Đảng tức Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội ngày trước .
Nhân danh lý tưởng đảng , nhóm này luôn luôn chủ trương sắt máu và tàn
nhẫn , điển hình là hồi tháng 5 năm ngoái , chính họ giết hai đồng chí của
họ là Trịnh Thị Nhu và Trịnh Thi Uyển ở Hải Phòng rồi loan tin Quốc Dân
Đảng là thủ phạm .
Bây giờ nghe tin Ký Con đang ở Nam Định , mà biết rõ cả địa chỉ Ký
Con đang tạm trú , nhóm Cộng Sản Nam Định và Thái Bình họp liền họp
nhau bàn kế hoạch ứng xử sao cho có lợi ! Một đảng viên tên Đặng Xuân
Nghiêu thuộc tỉnh đảng bộ Nam Định , hùng hồn phát biểu :