ấy , Hồ Văn Mịch đang mắc bệnh lao , thân thể gầy gò , nằm điều trị trong
nhà thương Phú Doãn . Mật thám vào còng tay , đưa anh đi và Hội Đồng Đề
Hình kết án 10 năm cấm cố . Nhưng anh mới ở tù được 3 năm thì mất ngày
8 tháng 4 năm 1932 tại Côn Đảo .
Chi bộ học sinh từ ngày Mịch vào tù vẫn sinh hoạt đều đặn bởi Tổng Bộ
còn hiện diện . Nhưng từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái và nhất là sau khi
Nguyện Thái Học bị bắt , các đoàn viên trẻ như đàn ong vỡ tổ , xẩy đàn tan
nghé , hoang mang như những con thuyền giữa đêm khuya mà không còn
nhìn thấy ánh sáng hải đăng . Họ phân tán , không dám họp nhóm như
thường lệ . Gặp nhau ở trường ở lớp thì né tránh nhau vì trường nào cũng bị
Tây gài mật thám thật nhiều ăn-ten chỉ điểm . Tình hình bi đát ấy làm Lê
Hửu Cảnh hết sức thận trọng . Ông cần người để hoạt động , nhưng cái hào
khí của 2 năm trước , đang bị bao phủ bởi một lớp mây đen sợ hãi khiến
ông chẳng biết tin ai . Hở một tí là bị Pháp chặc đầu hoặc đày đi biệt xứ ,
nhất là khi cả đảng trưởng Nguyễn Thái Học cũng như những nhân vật thần
tượng của giới trẻ đều không còn hiện diện .
Bây giờ sang Hải Phòng tìm người hợp tác kinh doanh cũng vậy . Cảnh
gặp muôn vàn vất vả , lại phải trốn tránh , thay đổi chỗ ở thường xuyên và
cải trang liên tục . Giấc mộng đường dài phục hồi đảng của Lê Hửu Cảnh
khó mà thực hiện được !
Từ Hỏa Lò , tin tức đưa ra cho biết : Ngày 17 tháng 6 , Nguyễn Thái
Học và 12 đồng chí sẽ lên đoạn đầu đài . Người dân bấy giờ vẫn quen
miệng dùng chữ thời phong kiến gọi là “xử trảm” !
Chiều ngày 16 tháng 6 , từ xà-lim dành cho những người lãnh án tù ,
nhóm tù nhân Quốc Dân đảng bị xích hai người làm một , dẫn ra khỏi Hòa
Lò để ra ga Hàng Cỏ đi xe lửa lên Yên Bái . Nguyễn Thái Học đi ngang bất
cứ phòng giam nào cũng nói thật lớn :