cứt không còn giá trị nữa. Bởi thế, nhiều bệnh nhân lần đầu đến khám,
không biết điều này nên toàn mang cứt sẵn từ nhà đi. Đến nơi, ông bắt họ
vứt hết cứt cũ đi, ỉa cứt mới. Riêng cái chuyện vứt cứt cũng gây ra khá
nhiều phiền toái, bởi có nhiều bệnh nhân vô ý, vô tứ lắm! Thay vì vứt cứt
vào thùng rác, hoặc ra vườn, hoặc xuống ao, thì họ lai cứ nhằm sang nhà
hàng xóm của ông mà vứt. Mấy chục năm làm cái nghề này, hiếm hoi lắm
mới có một ngày ông không bị hàng xóm chửi.
Hồi đầu, ông còn cho bệnh nhân vào toa-loét nhà ông ỉa để lấy cứt,
nhưng cũng vì nhiều bệnh nhân kém ý thức, ngồi xổm cả lên bệ xí, chùi
xong vứt giấy bừa bãi, có người còn chùi bằng bìa các-tông làm tắc bồn
cầu, thế nên về sau, ông bắt bệnh nhân ỉa ngoài sân hết. Không phân biệt
lớn bé, già trẻ, gái trai, ai cũng giống ai, đều được phát cho một cái bô, rồi
tụt quần, ngồi tô hô giữa sân. Vào những đợt cao điểm, đông khách, cái sân
nhỏ của nhà ông nhiều lúc phải chứa tới vài chục người ngồi chen nhau ỉa,
tiếng cãi cọ nhau hòng giành giật vị trí đẹp, rồi tiếng bủm bủm, phèn phẹt,
bòm bọp vang lên rộn rã, nghe rất vui tai.
Cũng vì đông quá nên chuyện nhầm lẫn giữa bô của người này với bô
của người kia là điều khó tránh khỏi. Đã có khá nhiều vụ xô xát, cãi cọ,
thậm chí ẩu đả rất nghiêm trọng chỉ bởi ai cũng khăng khăng rằng cái bô đó
là của mình. Nói thật, đánh nhau vì danh dự, vì tình yêu thì ở đâu cũng
thấy, nhưng đánh nhau vì cục cứt thì chắc chỉ ở nhà ông lang Cứt mới có.
Đặc biệt, một hôm có khoảng gần hai chục nữ sinh trường múa - cô
nào cũng mơn mởn, xinh tươi, chắc nghe danh ông mà từ trên thành phố đã
lặn lội về tận nhà ông để khám. Ông cũng phát cho mỗi cô một bô, rồi bảo
họ mang ra sân ngồi. Hình như mấy cô nữ sinh này vía tốt hay sao ấy, bởi
từ lúc các cô ấy tới thì khách cũng kéo đến đông ngùn ngụt, đứng quây kín
sân, kín vườn, ra đến tận ngõ, nhiều anh còn trèo cả lên cành cây ngồi. Mà
lạ một điều là khách hôm đó toàn mấy thằng thanh niên choai choai. Ông
lang Cứt thấy đông khách quá thì phấn khởi chạy ra chào mời, hướng dẫn