Và giờ thì tôi đã trở thành một nhà khoa học khá nổi tiếng, mặc dù khi
hỏi đến tên tôi, hầu như mọi người đều lắc đầu không biết. Ngày 6/9/96, tôi
suýt được giải Nô-Ben cho công trình nghiên cứu khoa học có tên: "Làm
sao để nước tè không bắn tung tóe ra nắp bồn cầu khi đi vệ sinh?". Tôi nhớ
không nhầm thì năm đó, tiến sĩ Chim Khủng Nên Bao Thủng, một nhà
khoa học người Lào, với công trình nghiên cứu có tên: "Làm sao để cùng
lên đỉnh khi bị hiếp dâm?" đã đoạt giải Nô-Ben dù cho số tin nhắn bình
chọn mà ông ấy nhận được chỉ nhiều hơn tôi đúng 2 tin. (Năm ấy, giải Nô-
Ben vẫn áp dụng hình thức bầu chọn bằng tin nhắn).
Hiện tại, tôi đang theo đuổi một công trình nghiên cứu về loài chuột
đồng. Ý tưởng của công trình này thì rất tình cờ thôi. Lần ấy, trên tivi có
chiếu cảnh một bác nông dân ngồi khóc vật vã bên ruộng lúa đã bị chuột
cắn phá tan tành. Bác khóc vì bọn chuột đã cướp đi toàn bộ công sức của
mình, vì một mùa vụ thất bát, đói kém đang chờ đợi phía trước. Nhìn cái
cảnh tượng ấy, nước mắt tôi cũng ứa ra, rồi tôi tự hỏi: "Mình là một nhà
khoa học, mình phải làm gì đi chứ? Đây chính là trách nhiệm của mình,
không thể để người nông dân chịu khổ sở, thiệt thòi như vậy được!". Chính
điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu về tập tính của loài chuột đồng, hi vọng
sẽ tìm ra cách tiêu diệt, hoặc ít ra là hạn chế mức độ phá hoại của chúng.
Tôi bắt mấy con chuột đồng, nhốt vào lồng, rồi dành cả tháng trời vùi
đầu trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu, quan sát. Sau rất nhiều những
thí nghiệm và phân tích, tôi phát hiện ra một điều rất thú vị, đó là ở thể
trạng bình thường, chuột đồng rất thích ăn thóc, thả vài hạt thóc vào lồng là
chúng lao tới xơi ngay. Thế nhưng, khi tôi cắt cụt bốn chân của chúng thì
đột nhiên chuột đồng lại không thích ăn thóc nữa, tôi thả cả nắm thóc trước
mặt nó, cách vị trí nó ngồi chỉ hơn một gang tay, ấy vậy mà nó cứ dửng
dưng, không thèm lao tới như mọi lần. Qua đó, tôi có thể kết luận rằng: khi
bị cắt cụt cả bốn chân, chuột đồng sẽ mất luôn thói quen ăn thóc.