Sau hồi trống lệnh của lão họa sĩ già, Mã Lương và Đồ Ngu Si đều lập
tức tụt quần đến đầu gối. Những tưởng cả hai sẽ cùng sử dụng chung một
thủ pháp hội họa, nhưng không: trong khi Đồ Ngu Si ngồi xổm nhúng đít
vào chậu mực thì Mã Lương lại úp sấp người và chỉ nhúng phần hạ bộ. Rồi
gần như cùng lúc, cả hai ấn phần cơ thể vừa được nhúng mực ấy vào tờ
giấy. Thật khó để quyết định ai vẽ nhanh hơn ai, bởi lúc Mã Lương cài
xong cúc quần cũng là khi Đồ Ngu Si thắt xong dây lưng.
Lão họa sĩ già trầm trồ nhìn hai bức tranh rồi gật gù tâm đắc:
- Đúng là ngang tài ngang sức, thủ pháp của cả hai đều rất nhanh nhẹn,
độ đậm nhạt, sáng tối của mực rất hợp lý và sắc nét. Trong khi Đồ Ngu Si
vẽ quả bí ngô rất tròn trịa, đầy đặn, thể hiện một vụ mùa sung túc, tôn vinh
ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt của nước nhà nói riêng
thì Mã Lương lại vẽ quả tên lửa rất dũng mãnh, dựng đứng đầy kiêu hãnh,
thể hiện cho sức mạnh quân sự của Việt Nam ta. Thật khó để đánh giá là ai
giỏi hơn ai...
Lúc này, Mã Lương mới chầm chậm tiến lên trước rồi chắp tay kính
cẩn:
- Thưa thầy, thưa các bạn! Quả bí của Đồ Ngu Si nhìn qua thì rất tròn
trịa, đầy đặn, nhưng xét về bố cục và tính cân đối thì chưa ổn. Quả bí thì rất
to và mập mạp, trong khi cái cuống lại bé tẹo, tong teo như quả ớt thóc, rõ
ràng nó có cái gì đó không hài hòa và thống nhất. Vẫn biết rằng hội họa đề
cao tính sáng tạo, nhưng không vì thế mà ta được phép bỏ qua tính lôgic và
thực tế. Một bức tranh mà ẩn chứa bên trong nó sự bất ổn, không nhất quán
thì sao có thể là bức tranh đẹp được ạ?
- Con nói đúng quá! Quả thực, mắt ta dạo này cũng kém, nên không
nhìn rõ cái cuống. Thế còn bức tranh của con thì sao? Con có thể nói rõ hơn
để mọi người hiểu thêm về ý nghĩa của nó không?