làm cho xã hội suy đồi, thì sự suy đồi mà mại dâm tạo ra cho cái xã hội này
cũng nhỏ xíu thôi, chẳng ăn thua gì so với bao nhiêu thứ suy đồi ngoài kia
cả.
Người ta còn bảo mại dâm làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của các gia
đình. Ở vị trí là một tú bà, tôi đương nhiên lại không đồng tình tiếp. Bởi
đàn ông tìm đến cave chủ yếu để giải quyết sinh lý, không phải để yêu
thương. Hiếm có thằng đàn ông nào vì đi chơi cave mà bỏ bê vợ con, chán
nản gia đình. Thậm chí, khi mà quan hệ vợ chồng không được thuận hòa thì
việc đàn ông đi chơi cave có lẽ lại là một cách để giải tỏa, để tránh những
cuộc bạo hành trên giường, tránh những cuộc yêu (lẽ ra là thiêng liêng) của
chồng của vợ bị biến thành một cuộc cướp giật, cưỡng đoạt ghê sợ giống
như ở ngoài đường, ngoài chợ; để không còn cảnh sau mỗi cuộc bạo hành
ấy, kẻ nằm hả hê, phì phò, người thì nghẹn ngào, nức nở, co ro.
Có người cho rằng, càng quản lý chặt, càng khắt khe với mại dâm thì
sẽ càng làm tăng thêm những vụ hiếp dâm và lạm dụng tình dục. Họ ví von
rằng: hiếp dâm giống hiện tượng vỡ ống nước do dòng lưu thông bị tắc dẫn
đến áp suất tăng cao. Nếu không bị bóp nghẹt, nếu cứ cho phép nước chảy
thảnh thơi, hiền hòa, thì sẽ thât hiếm khi ống vỡ. Lý luận này dù có vẻ hơi
cùn nhưng tôi tin là rất nhiều anh sẽ đồng tình, gật gù tán thưởng.
Tại Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha và khoảng hơn chục nước thuộc Châu
Âu khác, người ta đã công nhận mại dâm là một nghề, ở đó, cave được bảo
vệ và tôn trọng. Tức là những đóng góp của ngành này cho việc cân bằng
ham muốn sinh lý của cộng đồng (chủ yếu là nam giới) đã được thừa nhận.
Tôi cũng rất mong một ngày không xa, ngành cave ở Việt Nam sẽ được
công nhận như thế. Khi ấy, sẽ có một bộ gọi là Bộ Cave, ngày 6-9 sẽ được
chọn làm ngày cave. Hằng năm, đúng ngày này, Bộ trưởng Bộ cave sẽ
xuống đường, đến tận các ổ chứa, nhà nghỉ, ra tận các gốc cây, vỉa hè để
thăm và tặng quà cho cán bộ công nhân viên trong ngành. Và tôi tin, cave
sẽ là ngành đóng thuế nhiều và ổn định nhất cho ngân khố quốc gia.