Nghề cave còn giống nghề cầu thủ bóng đá ở cái điểm là tuổi thọ nghề
rất ngắn. Với cầu thủ, ngoài 30 tuổi là không chạy nổi nữa rồi, nếu có cố
chạy cũng không còn sức chiến đấu. Cave cũng vậy, ngoài 30 là không nằm
nổi nữa rồi, nếu có cố nằm cũng không còn sức chiến đấu. Bởi vậy, tôi luôn
khuyên nhủ các em cave trong đội của mình rằng khi còn đương trẻ, còn
sung sức thì phải cố cày cuốc, dành dụm lấy ít vốn, sau này giải nghệ có cái
mà chuyển qua làm ăn buôn bán, hoặc không thì cũng có khoản mà trông
vào.
Mới hôm kia thôi, cái Trinh - trước làm cave ở chỗ tôi, giờ sức đã yếu
nên về quê mở cửa hàng cắt tóc gội đầu - có gọi cho tôi khoe rằng nó vừa
được phong tặng danh hiệu cá nhân ưu tú. Tôi hỏi sao được hay vậy, thì nó
bảo là vì nó vừa ủng hộ 10 triệu cho quỹ bảo trợ trẻ em của làng, 10 triệu
cho hội phụ nữ, thêm 10 triệu cho hội người cao tuổi. Tôi nể nó quá! Hồi
còn xuân trẻ thì làm cave hầu hạ đàn ông, giờ giải nghệ về quê thì góp tiền
ủng hộ hội phụ nữ, rồi quan tâm đến trẻ con, lo toan cho người già, thử hỏi
còn thành phần nào của xã hội không được hưởng thụ tấm lòng nhân ái của
nó? Nó mà không ưu tú thì ai dám ưu tú?
Chưa hết, hôm qua, tôi lại nghe mấy đứa kháo nhau rằng cái Thảo -
cũng là cave cũ ở đội của tôi, mới nghỉ hưu - vừa được người làng nó dựng
tượng dưới gốc đa, đặt ngoài ngã ba. Lý do là vì nó đã bỏ ra gần nửa tỉ để
xây cho làng một cái nhà văn hóa to, đẹp và hiện đại như cái quán bar. Tôi
cũng đã xem qua bức tượng con Thảo đăng trên Phây của nó rồi. Nhìn qua
là biết bức tượng đó được dựng mô phỏng theo tượng Nữ thần tự do của
Mĩ: tay phải con Thảo cầm cái ca giơ cao, tay trái cầm con ve chuẩn bị bỏ
vào, đầu mũ có cái chỏm xinh xinh nhìn như cái bao.
Khá nhiều đứa đang làm cho tôi thì bỗng đâu lại kiếm được một anh tử
tế, vậy là chúng xin nghỉ việc để lấy chồng. Dù chúng nó lấy chồng nghĩa
là tôi mất đi một nhân viên, nhưng cùng là kiếp cave, tôi hiểu và mừng cho
chúng nó.