3. Những điều cần ghi nhớ
Do có rất nhiều loại vi sinh vật tồn tại rộng rãi trong môi trường tự nhiên, kết mạc tiếp xúc
trực tiếp với môi trường bên ngoài, cho nên các loại vi sinh vật đó dễ dàng thông qua các môi
trường trung gian như tay, các đồ vật, nước v.v… tiếp xúc trực tiếp và truyền bệnh, dẫn đến
viêm kết mạc. Có hai con đường chính lây truyền bệnh viêm kết mạc là: mắt đau – nước – mắt
khoẻ, mắt đau – tay hoặc vật – mắt khoẻ. Có thể thấy con đường lây truyền bệnh viêm kết mạc
hết sức đơn giản nhưng lại vô cùng rộng rãi.
Bệnh viêm kết mạc hoàn toàn có thể lan truyền rộng rãi và lan truyền thành dịch, nhưng
không phải tất cả các bệnh viêm kết mạc đều có thể di truyền. Đa số viêm kết mạc là do viêm
nhiễm do vi sinh vật gây ra. Người khoẻ mạnh sau khi tiếp xúc với người bệnh, có khả năng lây
nhiễm bệnh, nên cần áp dụng một số biện pháp phòng tránh. Ngoài ra, còn một số bệnh viêm
kết mạc, như viêm kết mạc và các tổn thương do vật lý hoặc hoá học dẫn đến viêm kết mạc…
đều không truyền nhiễm. Nếu người khoẻ mạnh tiếp xúc với người mắc viêm kết mạc do
những nguyên nhân trên thì sẽ không bị lây nhiễm viêm kết mạc, cho nên không cần áp dụng
những phương pháp điều trị dự phòng.
Viêm kết mạc đa phần do tiếp xúc với yếu tố truyền nhiễm, cho nên cần tuyên truyền và
thực hiện mạnh mẽ việc rửa tay, rửa mặt sạch sẽ hoặc không dùng tay và quần áo để lau mắt.
Mỗi người nên dùng riêng chậu rửa mặt, khăn rửa mặt, khăn tay, đồng thời nên thường xuyên
đun sôi để khử trùng, đề phòng lây truyền cho người khác. Người viêm kết mạc có lây truyền
nên được cách ly, càng không được phép đến những nơi công cộng như bể bơi công cộng, nhân
viên y tế sau khi tiếp xúc với bệnh nhân mang bệnh cũng cần phải rửa tay khử trùng sạch sẽ, để
phòng là trung gian lây nhiễm. Nếu bệnh nhân chỉ bị viêm kết mạc lây nhiễm một mắt, cần
hướng dẫn bệnh nhân cách bảo vệ không lây nhiễm sang mắt còn lại. Khi gặp phải bệnh viêm
kết mạc truyền nhiễm nặng, nên đeo kính che mắt, khi có triệu chứng nên đến bác sỹ để kiểm
tra đâu là mắt đau, đâu là mắt bình thường.
Nếu những là những người phải làm việc trong môi trường nhiều kích thích như gió, bụi,
khí và nóng, cần cải thiện môi trường làm việc hoặc bảo vệ đôi mắt tránh bị viêm kết mạc. Đối
với những nơi vui chơi công cộng, cần tuyên truyền nhiều về vệ sinh, định kỳ kiểm tra tăng
cường quản lý.
II. Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là một loại bệnh về tai do virus hoặc vi khuẩn ở trong bộ phận tai dẫn đến
chứng viêm. Viêm tai giữa có thể chia làm 2 loại là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mãn
tính, mỗi loại này lại chia ra thành viêm tai giữa có mưng mủ và viêm tai giữa không mưng mủ.
Lâm sàng thường thấy xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ. Viêm tai giữa cấp tính không mưng mủ ở trẻ
nhỏ thường thấy viêm đường hô hấp, không thấy triệu chứng đau tai và chảy nước ở tai, nhưng
có thể xuất hiện những trở ngại nhẹ trong khả năng thính lực. Ngược lại, viêm tai giữa cấp tính
có mưng mủ thường xuất hiện triệu chứng sốt, tai đau, thính lực suy giảm, mủ chảy ra ngoài
tai, thậm chí có thể chuyển thành viêm tai giữa mãn tính.
1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Theo báo cáo, người dân Phúc Kiến – Trung Quốc thường dùng trà Thương nhĩ đơn vị, có