UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 130

Chú ý: Phương trà này có hiệu quả điều trị tốt với chứng bệnh viêm tai giữa.

3. Những điều cần ghi nhớ

Viêm tai giữa là một loại bệnh chiếm tỷ lệ phát bệnh cao nhất từ chứng bệnh viêm tai mũi

họng. Cho nên, để giảm những bệnh tật làm giảm khả năng thính giác, tăng cường thể chất, cần

đề cao chú ý đề phòng bệnh viêm tai giữa. Để đề phòng bệnh viêm tai giữa, có thể bắt đầu từ

những điểm sau đây:

Đề phòng trúng gió cảm mạo. Đa số viêm tai giữa có mưng mủ là do viêm nhiễm họng dẫn

đến, mà loại viêm nhiễm này đa số xuất phát từ khi cảm mạo. Cho nên, khi cảm mạo, chỉ cần
điều chỉnh hợp lý, có thể tránh được viêm tai giữa.

Cần nắm vững phương pháp bơi đúng đắn. Bơi là một môn thể thao rất tốt, nhưng nếu

không nắm vững cách bơi, có thể sẽ dẫn đến chứng bệnh viêm tai giữa. Khi bơi, nhất định phải
nắm rõ được phương pháp cơ bản là phải dùng miệng để hô hấp, dùng mũi để thải khí ra ngoài.
Khi đạp nước, tốt nhất là nín thở hoặc làm động tác thở ra. Khi lặn, không nên có động tác hô
hấp, cũng không nên nuốt khí, vì khi nuốt khí, áp suất của yết hầu hạ thấp, hơn nữa còn có thể
khiến nước vào khoang mũi họng. Cũng có một bộ phận nhỏ của viêm tai giữa khi bơi sẽ nhận
những chấn thương từ bên ngoài vào và xảy ra. Nguyên nhân là do áp lực bên ngoài tai đột
ngột tăng cao, làm cho rách màng nhĩ, sinh ra viêm nhiễm. Đạp nước không đúng phương
pháp, có thể khiến tai bị tác động của áp lực nước, hoặc khi lặn, bị tác động của người khác
động vào, thường tạo ra những hậu quả như vậy. Phương pháp đạp nước chính xác là nên dùng
2 tay khoả nước qua đầu, bảo vệ phần tai, hai cánh tay đầu tiên phải nhập vào nước. Khi lặn,
nên mở mắt, đề phòng bị người khác va vào, hoặc cũng để đề phòng không gây thương tích cho
người khác. Những người bị viêm tai giữa, hoặc những người vừa mới chữa khỏi viêm tai giữa
không nên đi bơi. Khi hệ thống hô hấp có viêm nhiễm cấp tính, sức đề kháng của cổ họng giảm
đi, cũng tạm thời không nên đi bơi.

Đề phòng bệnh truyền nhiễm cấp tính. Viêm tai giữa còn thường thường là do thời kỳ

truyền nhiễm bệnh phát sinh ra, nó thường hay nhiễm bệnh sau thời kỳ trẻ bị lên sởi, viêm
màng não, sốt phát ban, nhiễm độc vi khuẩn lỵ, viêm phổi, cảm cúm. Ngoài những căn bệnh
này làm cho sức đề kháng của trẻ giảm sút, vì do vi khuẩn vào bộ phận mũi họng, viêm tai giữa
còn có thể lây truyền qua huyết dịch. Cho nên, làm tốt công tác phòng bệnh, cách ly và điều trị
bệnh sớm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm
tai giữa.

Chú ý vệ sinh những bộ phận liên quan trên dưới trước sau với tai giữa. Các bệnh ở mũi và

họng, ví dụ nh ư viêm khoang mũi, viêm tuyến sinh dục v.v.., thường cũng dễ gây nên bệnh
viêm tai giữa. Để bảo đảm sự khỏe mạnh của tai giữa, còn cần phải lưu ý trị những loại bệnh
trên đây. Lâm sàng có rất nhiều loại bệnh lý như vậy, nếu có thể điều trị dứt điểm những căn
bệnh đó thì không chỉ làm cho nguy cơ bị nhiễm cảm cúm giảm xuống, mà ngay cả bệnh viêm
tai giữa mãn tính có mưng mủ cũng có thể chữa trị khỏi.

III. Viêm khoang mũi

Viêm khoang mũi là chứng viêm bình thường ở niêm mạc mũi, là một chứng bệnh về mũi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.