UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 134

hãm trong khoảng 15 phút. Uống nhiều thay cho trà, uống hết trong ngày.

Công dụng chữa trị: Dưỡng âm thanh nhiệt, tán hoả cầm đau.

Chú ý: Loại trà này chủ trị âm vị không tốt, dạ dày nóng, viêm dẫn đến chứng đau răng, đau

miệng. Tì vị hư hàn hoặc thận âm không tốt dẫn đến đau răng, đau miệng không nên dùng.

Sa nhân cam tính vị hơi đắng, hàn, quy phế, vị, có chức năng dưỡng âm sinh dịch, nhuận

phổi cầm ho. Phương thuốc trên rất trọng dùng sa nhân, vì nó có chức năng đặc biệt để dưỡng
vị âm mà dẫn đến nóng bụng. Tế tân có tính vị ôn, mùi thơm, có tác dụng trừ phong, cầm đau.
Về lâm sàng, tế tân nếu phối hợp cùng với thạch cao để trị chứng dạ dày nóng dẫn đến đau
răng cũng đem lại hiệu quả rất tốt. Phương thuốc này thích hợp với những người âm vị không
tốt, dạ dày nóng dẫn đến đau răng, đau miệng.

(3). Trà chắc răng

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 1-3 gam lá trà (hồng trà, lục trà, ô long trà, thiết

quan âm trà, có thể chọn 1 trong các loại trà trên là được). Cho trà vào cốc, thêm nước sôi, chờ
cho đến khi nước âm ấm lại thì dùng, uống nước trà. Mỗi ngày ngâm uống từ 1-2 cốc.

Công dụng chữa trị: Trừ sâu răng, bảo vệ chống lại bệnh sâu răng.

Chú ý: Để đề phòng bệnh sâu răng cần ghi nhớ, trước khi đi ngủ nên dùng nước trà để súc

miệng, nhưng không nên uống, để tránh mất ngủ.

Bệnh sâu răng, có tên gọi khác là bệnh mọt răng. Bệnh xảy ra có liên quan chặt chẽ đến việc

vệ sinh răng miệng, đặc biệt là luôn luôn thích ăn cao lương mỹ vị, các loại bánh kẹo có chứa
đường, hoặc axit, liên cầu khuẩn trong sữa… rất dễ dàng làm mất đi chất phôt pho trong men
răng, răng mất đi phốt pho, lâu ngày sẽ dẫn đến sâu răng. Ngoài việc thiếu các vi sinh tố ra,
việc thay thế và bổ sung chất phốt pho trong răng cũng có thể dẫn đến bệnh sâu răng. “Trà là
loại thuốc trị vạn bệnh”, không chỉ có thể giải độc, hạ hoả, giúp tiêu hoá tốt, trà còn có thể tẩy
những chất bẩn trên răng, làm sạch miệng, là một loại thuốc rất tốt để phòng chống bệnh sâu
răng.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong trà có chứa tới hơn 300 loại thành phần hoá

học, trong đó có nhiều loại axit có tác dụng khống chế được nhiều loại vi khuẩn. Hàm lượng các
vi sinh tố trong trà rất phong phú, không chỉ có các vi sinh tố như A, D, E, K …, mà còn chứa các
vi sinh tố nhóm B và C. Đặc biệt là hàm lượng tiền tố vi sinh tố A (beta caroten) và hàm lượng
vi sinh tố C trong trà cũng rất cao, có tác dụng rất quan trọng đối với sự phát triển và hồi phục
của chức năng sinh lý và răng.Trong lá trà cũng có rất nhiều nguyên tố vi lượng, đặc biệt là can
xi. Can xi chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổ chức cơ thể là ở răng, nếu hấp thụ can xi không đầy
đủ, có thể khiến răng phát triển không tốt, dễ dàng xảy ra chứng bệnh sâu răng. Uống trà
thường xuyên và dùng trà để súc miệng thường xuyên là một cách rất tốt để vệ sinh khoang
miệng, làm chắc răng và phòng ngừa bệnh sâu răng.

(4). Trà hoa cúc cam thảo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.