dục.
(10). Trà lá dâu lá sen và vỏ đậu xanh
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam lá dâu, 30 gam lá sen, 6 gam vỏ đậu xanh.
Cho tất cả 3 loại nguyên liệu trên vào nước đun sôi, bỏ bã lấy nước, uống như trà.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải độc, trừ phong nhiệt, thanh phổi sáng mắt.
Chú ý: Phương trà này chủ trị thị lực suy giảm, hoa mắt chóng mặt.
(11). Trà cẩu kỷ tử long nhãn
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 20 gam cẩu kỷ tử, 20 quả thịt long nhãn, cho vào
nước đun sôi là có thể dùng được.
Công dụng chữa trị: ích tinh dưỡng huyết, bổ và sáng mắt.
Chú ý: Cẩu kỷ tử có chứa hàm lượng phong phú chất caroten, các vitamin và nguyên tố vi
lượng như kẽm, phốt pho, sắt v.v… Long nhãn có chứa nhiều vi sinh tố B2, vi sinh tố C và
protein.
(12). Trà vừng đen mật ong
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Vừng đen sau chín sau đó nghiền nhỏ, mỗi lần lấy
1 thìa cho vào sữa bò hoặc đậu tương để uống cùng, kèm theo 1 thìa mật ong.
Công dụng chữa trị: Chống lão hoá, sáng mắt.
Chú ý: Vừng đen có chứa lượng phong phú các vitamin E và protein, có thể kéo dài tuổi
thanh xuân, chống lão hoá, có thể cải thiện được sự bài tiết của nhãn cầu, có thể duy trì và làm
tăng cường chức năng cho hệ thống tạo máu, và hệ miễn dịch.
(13). Trà gan lợn cẩu tử
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 150 gam gan lợn, 100 gam lá cẩu kỷ tử tươi. Gan
lợn rửa sạch thái miếng, cho vào nồi cùng với cẩu kỷ tử, đun sôi lên, uống nước và ăn gan, mỗi
ngày làm uống 2 lần.
Công dụng chữa trị: Sáng mắt thanh gan.
Chú ý: Phương trà này có thể cải thiện thị lực.
(14). Trà hồng táo cẩu kỷ tử
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 7 quả hồng táo, 15 gam cẩu kỷ tử, cho thêm lượng
nước vừa đủ, đun sôi lên, mỗi ngày làm uống 1 lần, uống liên tục trong nhiều ngày.
Công dụng chữa trị: Bổ huyết sáng mắt, nâng cao thị lực.