UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 153

cơ thể con người sản sinh ra một loại chất đề kháng một loại bệnh nào đó, gọi là sức đề kháng
đặc thù. Tiêm chủng ngừa bệnh ho gà cũng căn cứ vào nguyên lý đó. Trong đó, có mấy phương
pháp cụ thể như sau:

(1). Chế độ miễn dịch tự động: Sau khi trẻ được sinh ra khoảng 2 -3 tháng, có thể bắt đầu

tiêm chủng vi khuẩn ho gà. Hiện nay chúng ta đang dùng loại vắc xin kết hợp, trong đó tiêm
một mũi vào cơ thể trẻ đồng thời cả vi khuẩn ho gà, bạch hầu, uốn ván. Tiêm vắc xin vào cơ thể
trẻ 3 lần, 1 năm sau tiêm nhắc lại, từ 4 – 6 tuổi tiêm nhắc lại lần 2, như vậy bảo đảm ổn định
khả năng miễn dịch cho trẻ trong thời gian dài.

(2). Chế độ miễn dịch bị động: Những trẻ sơ sinh cơ thể yếu không thể tiếp nhận chế độ

miễn dịch tự động, có thể tiêm vào cơ thể protein miễn dịch ho gà liều cao, phương pháp
tương tự như trên.

(3). Dự phòng bằng thuốc: Những trẻ có tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị ho gà, có nguy cơ

nhiễm bệnh cao có thể uống vắc xin hồng hoặc thuốc phòng bệnh trong 7 – 10 ngày.

(4). Cách ly bệnh nhân: Thời gian cách ly tính từ khi mắc bệnh là trong vòng 40 ngày, tính

từ khi bị ho có kèm theo hiện tượng co giật là 30 ngày. Trẻ 10 tuổi trở lên có nguy cơ nhiễm
bệnh cao do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, cần được kiểm dịch trong 21 ngày, sau khi hết
thời gian kiểm dịch, có thể bắt đầu toàn bộ quá trình tiêm chủng ho gà.

(5). Điều trị bệnh: Có thể sử dụng những vi khuẩn chống lại vi khuẩn ho gà để điều trị bệnh.

Vấn đề bảo vệ cho trẻ cũng vô cùng quan trọng, có thể phòng ngừa việc mắc bệnh và cả bệnh
viêm phổi. Có thể dùng thuốc Đông y kèm theo những phương pháp bổ trợ, như: Lấy nước mật
gà thêm đường trắng vào đun nóng lên uống, trẻ 1 tuổi trở lên mỗi lần uống 1/2 cái, trẻ 1 -3
tuổi mỗi lần uống 1 cái, mỗi ngày uống 2 lần.

II. Bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy ở đây là để chỉ triệu chứng đại tiện phân lỏng hoặc đại tiện như nước, đại

tiện với số lần nhiều. Bệnh này đặc biệt xảy ra nhiều với trẻ sơ sinh. Bệnh có thể xảy ra trong
cả 4 mùa, nhưng mùa hè và mùa thu gặp khá nhiều. Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy, thứ
nhất là do viêm nhiễm, đặc biệt là viêm nhiễm độc thực phẩm, hoặc thực phẩm không đảm bảo
vệ sinh dễ gây ra bệnh. Thứ hai là do nguyên nhân ăn uống, ăn quá nhiều hoặc ăn nhiều những
loại thực phẩm khó tiêu, hoa quả lạnh bụng v.v…

Cũng có khi xảy ra chứng tiêu chảy là do bảo vệ trẻ không tốt, ví dụ như: trẻ bị lạnh hoặc

cảm mạo, hoặc do sau khi mắc các chứng bệnh gan thận hư hàn. Cần đề phòng chứng tiêu chảy
ở trẻ, cần chú ý những nguyên nhân nêu trên. Nguyên tắc trị bệnh tiêu chảy trong Đông y có
thể dựa vào nguyên tắc tiêu viêm, thông ruột, điều tiết và bổ dưỡng cho thận và dạ dày làm
chính. Ngoài điều trị bằng thuốc ra, có thể căn cứ vào mức độ khác nhau của bệnh để điều trị
bằng thực phẩm khác nhau.

1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Theo dược lý Đông y, trà có khả năng sản sinh ra chất chát, kháng khuẩn, cho nên nó có tác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.