thêm 150 ml hãm, đậy nắp trong 10 phút làm thành trà uống.
Công dụng chữa trị: Tiêu thực, tiêu hàn.
Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng tiêu chảy, biểu hiện là phân lỏng như bọt biển, màu
đờm, trướng và đau bụng.
(6). Trà quýt táo
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 quả hồng táo rửa sạch, để ráo nước, cho vào nồi
sắt đun sôi lên, sau đó cho 10 gam vỏ quýt đã rửa sạch vào. Cho cả hai thứ vào cốc giữ ấm, hãm
trong khoảng 10 phút, sau đó uống như trà, mỗi ngày chia làm 2 lần uống.
Công dụng chữa trị: Tiêu thực, trừ đau.
Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng tiêu chảy, biểu hiện là đại tiện loãng như nước, kèm
theo biểu hiện thức ăn không tiêu hoá được, phân có màu xanh hoặc vàng, tiểu tiện nước vàng.
(7). Trà hạt dẻ
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 3 – 5 quả hạt dẻ, bỏ vỏ, đập nát, cho thêm
nước vào đun thành dạng hồ sền sệt, sau đó thêm đường trắng vừa đủ vào nếm vừa ăn, mỗi
ngày uống từ 2 – 3 lần.
Công dụng chữa trị: Kiện thận, tiêu thực.
Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng thận hư, tiêu chảy, biểu hiện ở triệu chứng đại tiện
loãng, hoặc vón sữa màu trắng, sau khi ăn xong bắt đầu tiêu chảy, da mặt xanh vàng.
(8). Trà gạo tẻ
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 50 gam gạo tẻ hoặc tiểu mạch, đun sôi cùng với
100 ml nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 ml.
Công dụng chữa trị: Hoà khí, chống tiêu chảy.
Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng tiêu chảy của trẻ nhỏ trong khoảng 6 tháng trở xuống.
3. Những điều cần ghi nhớ
Mùa hè, trẻ thường dễ bị mắc chứng tiêu chảy, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi càng dễ xảy ra
bệnh này hơn. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 5.000.000 – 18.000.000 trẻ tử vong vì bệnh
tiêu chảy. Tại nước ta, số lượng trẻ em tử vong vì tiêu chảy hàng năm rất lớn chỉ đứng thú hai
sau bệnh viêm đường hô hấp, tỷ lệ phát bệnh xảy ra rất nhiều.
Đối với việc điều trị bệnh tiêu chảy, gần đây có một số quan điểm khác nhau:
Đề xướng việc nuôi con bằng sữa mẹ. Trong sữa mẹ có chứa nhiều men axit và kháng thể
tốt cho tiêu hoá của trẻ nhỏ, và có rất nhiều thành phần dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu tiêu