cho vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ vào ngâm. Cho lá trà vào đun sôi trong 6 phút, lấy lá trà
ra cho vào nồi, đun cùng với đại mễ là có thể dùng được. Mỗi ngày làm 1 lần, uống khi nóng.
Công dụng chữa trị: Bổ thận, hoà vị, giúp tiêu hoá tốt.
Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng tiêu hoá không tốt.
(6). Trà hoắc hương bội lan
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 3 gam hoắc hương, 6 gam bội lan, 4,5 gam bạc hà;
1,5 gam nhân bạch khấu. Cho cả 4 vị thuốc trên vào chế thành bột, hãm nước sôi, đậy nắp hãm
trong khoảng 10 phút, dùng thay trà, mỗi ngày 1 lần.
Công dụng chữa trị: Giúp tiêu hoá tốt, trị chứng khó tiêu, tốt cho dạ dày.
Chú ý: Phương trà này phù hợp với người ăn nhiều chất béo, tiêu hoá không tốt, ăn ít, nhạt
miệng, hôi miệng, sau khi ngủ dậy miệng hôi khó chịu.
3. Những điều cần ghi nhớ
Để phòng ngừa bệnh khó tiêu ở trẻ nhỏ, đầu tiên cần xây dựng được cho trẻ một thói quen
tốt trong ăn uống và sinh hoạt. Thứ nữa, người lớn cần xây dựng một thói quen ăn uống tốt.
Cuối cùng, phải điều chỉnh hợp lý chức năng dạ dày của trẻ nhỏ. Dạ dày của trẻ nhỏ rất non yếu,
việc điều chỉnh chức năng dạ dày cho trẻ phải hết sức chú ý. Bình thường, cần chú ý đến vấn đề
ăn uống hợp lý cho trẻ, ít dùng những loại thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến dạ dày như ít
uống nước ngọt, nước đá, đồng thời kết hợp giữa học tập và nghỉ ngơi, không nên tạo áp lực
cho trẻ, chú ý bảo vệ sức khoẻ cho trẻ. Một khi dạ dày có dấu hiệu bất bình thường hoặc ăn
uống không tốt, cần kịp thời điều trị sớm. Nếu thực sự mắc phải chứng viêm dạ dày hoặc các
vấn đề liên quan đến dạ dày, cũng không cần phải quá hoang mang, điều trị bằng thuốc Đông –
Tây y đều có hiệu quả tương đối tốt. Đặc biệt là cách điều trị bệnh của Đông y, vận dụng hợp lý
để giúp tiêu hoá tốt. Nếu cần trị bệnh, cần nâng cao dần dần khả năng tiêu hoá và hấp thụ ở trẻ.
Như vậy, sẽ có lợi cho sự phát triển ở trẻ.
IV. Bệnh sởi
Bệnh sởi là do vi khuẩn sởi thông qua đường hô hấp dẫn đến, là một trong những bệnh
truyền nhiễm thường thấy ở trẻ, thường xảy ra nhiều vào mùa đông, mùa xuân. Biểu hiện lâm
sàng của bệnh này là trẻ có triệu chứng bị sốt, viêm đường hô hấp nặng, viêm kết mạc, niêm
mạc lợi xuất hiện những nốt sởi, da dẻ toàn thân trẻ xuất hiện những nốt ban màu hồng, đầu
tiên từ sau tai, sau đó lan ra cổ rồi đến toàn bộ khu vực mặt, lưng, ngực, tứ chi, tay chân. bệnh
kéo dài trong khoảng 10 ngày, dân gian thường có câu: “sốt 3 ngày, phát ban 3 ngày, hồi phục 4
ngày” để nói về căn bệnh này. Sau khi các nốt sởi mất đi, sẽ lưu lại trên da những vết sẹo màu
tối sẫm, lấm chấm. Nếu phát bệnh, nhưng ngay sau đó đột ngột mất đi hoặc không theo đúng
trình tự mắc bệnh, hoặc kèm theo sốt cao, ho, thở gấp thì đó cũng là dấu hiệu cho thấy bệnh
đang phát.
1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh