UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 160

Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng lên sởi nhiễm độc, nếu các nốt sởi không nhiều, hoặc

triệu chứng nhanh biến mất, hoặc các nốt sởi dày, màu tím, kèm theo triệu chứng sốt cao, ho,
miệng khát, buồn bực, lưỡi đỏ, vàng, thở gấp… thì cho thấy bệnh lên sởi đã tiến triển thành
viêm phổi. Nên nhớ: Bệnh viêm phổi do lên sởi là biểu hiện khá nặng của bệnh lên sởi, nên kịp
thời quan sát những biểu hiện thay đổi của bệnh, cần kịp thời kết hợp Đông – Tây y để điều trị
bệnh. Kim kiều mạch là một loại thực vật thuộc họ liễu, nhiều năm được dùng cả gốc rễ để
chữa bệnh. Trong cuốn “Những điều lượm lặt về hoa cỏ”, có gọi kim kiều mạch là “cỏ ngũ độc”,
nó có tính vị hơi chua, đắng, hàn, có tác dụng thanh phổi giải độc, trừ phong tiêu thấp. Bệnh
viện thành phố Nam Thông đã điều trị được chứng bệnh phổi có mủ bằng kim kiều mạch rất có
hiệu quả.

3. Những điều cần ghi nhớ

Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ chúng tôi xin đưa ra để bạn

đọc tham khảo:

(1). Tiêm chủng phòng bệnh, sau khi trẻ sinh ra được khoảng 8 tháng, có thể tiến hành tiêm

vắc xin phòng bệnh cho trẻ, sau đó phải tiêm nhắc lại.

(2). Khi có dịch sởi, không nên đưa trẻ đến những nơi công cộng, không ra ngoài tuỳ tiện.

(3). Trẻ sơ sinh cơ thể rất yếu, sau khi tiếp xúc với người bị mắc bệnh sởi, trong vòng 5

ngày, cần chú ý tiêm protein huyết cầu hoặc huyết thanh người lớn cho trẻ.

(4). Người lớn sau khi tiếp xúc với bệnh nhân sởi, cần dùng xà phòng để rửa tay, ra ngoài

phơi nắng, phơi gió khoảng nửa giờ đồng hồ, sau đó mới được tiếp xúc với trẻ khoẻ mạnh.

V. Bệnh đái dầm

Trẻ 3 tuổi trở lên, khi đi ngủ không biết được đái lúc nào, gọi là bệnh đái dầm, nhẹ thì 1

đêm 1 lần, nặng thì 1 đêm mấy lần. Bệnh thường xảy ra ban đêm, sau khi đái són, trẻ vẫn ngủ
bình thường. Bệnh này được chia ra làm 2 loại lớn là: Bệnh về khí chất và bệnh về chức năng.
Trong đó nếu nói về chức năng là để chỉ thiên về yếu tố di truyền, do nguyên nhân hệ thống bài
tiết nước tiểu phát triển không hoàn toàn, dinh dưỡng hoặc tâm lý v.v… dẫn đến vỏ đại não và
trung khu thần kinh dưới da mất đi chức năng điều tiết gây nên.

1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Kim anh tử tính vị chua, thô ráp, ngọt, bình, tốt cho thận, bàng quang, ruột già, có tác dụng

làm giảm đi tiểu, cầm tháo dạ. Kim anh tử thường được dùng để trị chứng di tinh, đái dầm ở
trẻ nhỏ, huyết trắng, thận hư lâu, tháo dạ lâu ngày, kiết lỵ lâu ngày. Trong cuốn “Bản thảo cầu
thực” có viết: “Vị chát của loại cây này có thể khử trùng, cam (ngọt) bổ trung, chất chua có thể
hấp thụ âm, có tác dụng tốt trong việc điều trị mộng tinh, băng huyết, đái dầm”.

2. Các loại trà nên sử dụng

(1). Trà bao trứng bọ ngựa dâu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.