quan hệ lớn đến việc tinh thần bị kinh hãi nhiều lần hoặc đột ngột. Khi chụp X – quang phần
xương cụt của những trẻ bị đái dầm có thể thấy rõ được mức độ bất thường. Đông y cho rằng,
thận là nơi sinh tuỷ, phần bất thường ở xương cụt là biểu hiện của chứng thận hư. Thận hư làm
cho bàng quang mất đi sự quân bình dẫn đến đái dầm, từ biểu hiện lâm sàng, nếu bồi bổ thận
tốt sẽ đạt được hiệu quả tốt.
(1). Xây dựng ngay từ nhỏ cho trẻ thói quen tiểu tiện đúng giờ và thói quen giữ gìn vệ sinh
hợp lý trong sinh hoạt hàng ngày.
(2). Không nên cho trẻ đi chơi quá nhiều, tránh trẻ đêm ngủ bị quá mệt.
(3). Trong và sau khi ăn cơm tối xong, nên khống chế lượng nước mà trẻ uống vào.
(4). Xây dựng thói quen trước khi đi ngủ phải tiểu tiện, sau khi trẻ ngủ, người lớn có thể căn
cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà trẻ mắc phải, để đánh thức trẻ dậy đi tiểu, dần dần hình
thành thói quen tự đi tiểu.
(5). Điều trị chứng đái són cho trẻ cần phải kiên nhẫn, động viên nhiều cho trẻ, không nên
vội vàng gấp gáp.
VI. Bệnh quai bị
Bệnh quai bị là để chỉ chứng viêm tuyến nước bọt, đông y gọi là bệnh quai bị. Biểu hiện lâm
sàng thể hiện ở chỗ hai tuyến nước bọt sưng tấy đau. đa số do nhiễm phong nhiệt, là một trong
những bệnh lây nhiễm thường thấy nhất ở trẻ nhỏ. Cho nên, làm tốt công tác phòng bệnh là cực
kỳ quan trọng. Có thể chọn dùng phương pháp uống trà để điều trị bệnh.
1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Rễ bản lan, ngân hoa là loại thuốc tốt để thanh nhiệt giải độc, đặc biệt là rễ bản lan, nó có
tính vị đắng hàn, vừa có thể thanh nhiệt giải độc, vừa có thể làm mát máu, lợi cho họng. Rễ bản
lan là loại thuốc rất tốt để trị những chứng bệnh nhiệt độc do nóng, phát ban, quai bị gây ra.
2. Các loại trà nên sử dụng
(1). Trà chống quai bị
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam hoa cúc dại, 10 gam rễ sơn đậu, 30 gam bồ
công anh. Cho tất cả các loại thuốc trên vào giã thành bột mịn, cho vào bát có thể giữ ấm được,
thêm nước sôi vào, đậy nắp hãm trong 15 phút. Uống nhiều lần, không quy định thời gian. Mỗi
ngày làm 1 lần.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, trị đau.
Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng quai bị không bội nhiễm, ví dụ như bị 1 hoặc 2 cái hạch
sưng tấy đau, họng sưng tấy đau, kèm theo triệu chứng sợ lạnh, sốt v.v… Hoa cúc dại, rễ sơn
đậu đều có vị đắng, nhưng đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, cho nên không nên
dùng với số lượng quá nhiều. Những người thận và dạ dày không tốt không nên dùng.