UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 28

(1). Tránh tiếp xúc với những nơi mẫn cảm. Người bị hen suyễn nên để ý tới một số chất có

thể gây kích thích đường hô hấp, cần cố gắng tránh tiếp xúc, ví dụ với những bệnh nhân mẫn
cảm với lông động vật không nên nuôi vật nuôi trong nhà. Những thế dễ tạo sự mẫn cảm với
người bệnh khác như thảm, người bệnh cũng nên cố gắng tránh tiếp xúc, hoặc mỗi tuần nên
tắm bằng nước nóng. Nếu muốn đưa những thứ trên lên giường thì nên dùng túi bọc lại.

(2). Duy trì việc không khí luôn được lưu thông trong phòng và sàn nhà sạch sẽ. Người bị

hen suyễn nên đặc biệt chú ý không khí lưu thông và sự sạch sẽ trong phòng, vì bụi và vi khuẩn
trong không khí là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự phát tác của bệnh hen suyễn, vì vậy nên
thường xuyên dọn dẹp, giảm lượng bụi trong không khí.

(3). Cai thuốc. Thành phần hóa học trong khói thuốc và khi hút thuốc người ta nhả ra một

lượng khói đều có ảnh hưởng trực tiếp đối với người bị hen suyễn, vì nó sẽ kích thích đường
hô hấp, vì vậy người bệnh nên bỏ ngay thói quen hút thuốc. Ngoài ra, người bệnh cũng nên cố
gắng tránh việc phải hút thuốc lá thụ động.

(4). Làm việc vừa phải. Một số người vì làm việc mà phát ra chứng hen suyễn, khiến toàn bộ

công việc phải bị dừng lại, thật ra đây là cách làm sai lầm, vì vận động có thể tăng cường chức
năng của tim và phổi, hỗ trợ cho việc khống chế bệnh. Người bị hen suyễn cần lựa chọn cách
vận động theo lời khuyên của bác sĩ, có thể vận động một cách thường xuyên, bơi là một hình
thức vận động vô cùng thích hợp với người bị hen suyễn, vì nước có tác dụng giảm chứng hen
suyễn phát tác.

V. Bệnh lao phổi

Năm 1882, các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra nhánh khuẩn bacillus gây lao (gọi tắt là

khuẩn lao), đồng thời khẳng định khuẩn lao là nguyên nhân gây bệnh duy nhất của bệnh lao.
Sau khi nhiễm phải khuẩn lao chắc chắn người ta sẽ mắc bệnh lao, khi mắc phải sự truyền
nhiễm của khuẩn lao hoặc sức kháng thể của cơ thể giảm, bệnh lao sẽ bị nặng hơn. Các cơ quan
nội tạng của cơ thể đều có thể bị nhiễm bệnh do sự truyền nhiễm của khuẩn lao gây nên,
nhưng bệnh lao phổi là căn bệnh dễ thấy nhất, chiếm hơn 80% trong các bệnh lao của cơ quan
nội tạng.

Triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi là thân nhiệt thấp, người yếu, đổ mồ hôi trộm, ăn

ít, ho, ra đờm nhiều, khạc ra máu, về lí thuyết là rất khó chẩn đoán. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, chế độ dinh dưỡng của con người đã được cải thiện, thể chất được tăng lên,
những loại thuốc chống lao đã được ứng dụng rộng rãi, sau khi mắc bệnh lao phổi, những triệu
chứng lâm sàng không còn ở dạng điển hình. Đặc biệt là tại những nơi truyền nhiễm nhẹ về sự
giới hạn, cùng với sự tăng lên của hiện tượng vôi hóa ở người già trong quá trình điều trị bệnh
lao phổi, sau khi lây nhiễm sẽ bị cảm nhiều lần, có biểu hiện ho, dễ tạo ra lậu chẩn.

1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Hoa cúc thân nhẹ, dễ nổi, thanh nhiệt làm mát, thường dùng để phân tán phong nhiệt, hoặc

người nóng, chất độc nóng lưu trong phổi, đau đầu, ho, thường dùng cùng với lá dâu, liên kiều,
bạc hà, cát cánh, uống như trà lá dâu hoa cúc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.