UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 30

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Sơn dược tươi 45 gam, hạt ninh khuông (giã nát)

12 gam, bánh hồng ngâm 18 gam. Trước tiên đem sơn dược, hạt ninh khuông nấu lên, chắt bỏ
cặn, cho thêm bánh hồng ngâm vào nước trên là có thể dùng được. Uống tùy lúc.

Công dụng chữa trị: Bổ tì nhuận phổi.

Chú ý: Phương trà này chủ trị âm khí phổi tì không đủ dẫn tới hư nhiệt, hơi thở ngắn, ít nói,

tiếp nhận kém, cơ thể gầy yếu, ho do lao phổi. Sơn dược, cam bình, ích khí dưỡng âm, bổ tì,
thận, phổi, có thể bổ cả khí tì, ích âm tì, lại có thể bổ khí phổi, ích âm phổi. Hạt ninh khuông
(còn có tên gọi khác là hạt thiên lực) có chức năng thanh nhiệt lợi họng, còn có chức năng
khống chế sự sinh trưởng của khuẩn cầu chuỗi màu vàng. Bánh hồng ngâm, vị ngọt và mát, có
chức năng thanh nhiệt nhuận phổi, chữa ho tiêu đờm. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có
nói về bánh hồng ngâm: “Có công dụng bổ máu, tì, phổi, vị ngọt giúp hòa khí, vị chát nhưng dễ
hấp thụ, kiện tì bổ dạ dày, chữa ho.” Còn nói thêm: “Hồng ngâm, nước hồng ép rất có tác dụng
đối với các bệnh về phổi.” Kết hợp ba loại thuốc, đều có chức năng bổ tì nhuận phổi, thanh
nhiệt, chữa ho, tiêu đờm. Khi chữa được âm khí ở tì và phổi sẽ có tác dụng hơn để chữa ho lao.

Phương pháp chữa bệnh bằng bánh hồng ngâm: Chỉ lấy những hạt hồng chín, cắt bỏ lớp vỏ

ngoài, phơi cả ngày và qua đêm sương, sau một tháng thì gói kín vào đồ cói, khoảng một tháng
sau sẽ thành bánh hồng ngâm, mặt ngoài có màu trắng như phấn, dùng chổi quét lớp ngoài là
thành hồng ngâm. Bỏ hồng ngâm vào nồi đun cho nóng chảy đến khi thành dạng mật, đổ vào
khuôn có hình dáng đặc biệt, phơi khô, khi phơi khô xong thì gọi là bánh hồng ngâm. Nên phơi
khô ngoài ánh nắng mặt trời để tránh chảy nước.

(6). Trà chữa lao

Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Vỏ địa cốt 9 gam, sài hồ 6 gam, cam thảo tươi 3 gam.

Những loại thuốc trên đem nghiền thành bột, cho vào bình giữ nhiệt, đổ nước sôi vào, đậy nắp
lại để trong 15 phút, uống nhiều như trà. Mỗi ngày uống một thang, khi hết nóng thì không
uống nữa.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt mát máu, chữa lao nhiệt.

Chú ý: Phương trà này chủ trị chữa lao phổi, điều trị chứng tăng nhiệt và giảm nhiệt. Người

bị cảm phong hàn, trúng gió độc không nên dùng. Vỏ địa cốt cũng giống như hạt khởi kỉ, vị ngọt
mát, có tác dụng thanh nhiệt mát máu, chủ trị đổ mồ hôi trộm, tăng nhiệt hư lao, phổi nóng do
ho, nôn ra máu, chảy máu cam, chữa khát, cao huyết áp. Các thí nghiệm về dược lí đã chứng
minh, phương thuốc này có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt và làm mát máu, có tác
dụng giải nhiệt yếu hơn aminopyrine, nhưng lại tương đương với các loại thuốc giải nhiệt
khác. Nó còn có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu. Sài hồ cũng giống như
rễ cây cẩm chướng, vị ngọt và đắng, mát, có thể làm mát phổi, tì, vị, thận, có chức năng làm mát
máu. Vì nó có tính năng giải độc nên có chức năng làm giảm nhiệt do lao. Phương thuốc trên
cộng thêm một lượng nhỏ cam thảo có thể giải nhiệt và điều dưỡng. Dùng kết hợp ba loại
thuốc trên, có tác dụng rất tốt đối với hiện tượng phát nhiệt do lao.

(7). Trà lá công lao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.