Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Lá công lao còn tươi và non 60 gam. Trước tiên đem loại
lá trên rửa sạch, để ráo nước, cho vào bình giữ nhiệt, đổ nước sôi chiếm nửa bình, đậy nắp lại
trong 10 phút, uống thay trà. Uống hết trong một ngày nhưng chia làm nhiều lần uống, không
uống cặn.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt từ âm.
Chú ý: Phương trà này chủ trị hiện tượng tăng nhiệt do lao, ho ra máu. Lá công lao, còn có
tên gọi khác là lá hoàng thiên trúc, thổ hoàng bách, kích hoàng bách, kích hoàng kim (tiếng Tứ
Xuyên), mộc hoàng liên. Sự phân biệt giữa các nơi ở Trung Quốc là khá nhiều, có thể mua được
quanh năm. Phương thuốc này tốt nhất là dùng khi còn tươi. Nó có vị đắng mát, có chức năng
thanh nhiệt từ âm, có thể chữa bệnh lao phổi. Lá công lao có chứa hàm lượng chất palmatisine,
jatrorrhizine và magnolorine có khả năng tiêu diệt khuẩn cầu chuỗi màu vàng, khuẩn que gây
thương hàn. Khi dùng phương trà này sẽ tăng khả năng kháng lao trong quá trình điều trị.
(8). Trà bách bộ
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Bách bộ, đường đen mỗi loại 20 gam. Đem bách bộ
nghiền thành bột, đổ nước sôi vào để trong 20 phút, cho đường đen vào, uống thay trà.
Công dụng chữa trị: Chữa ho nhuận phổi.
Chú ý: Phương trà này chủ trị đối với những người bị ho kéo dài, ho ban ngày, ho do lao
phổi. Bách bộ còn có tên gọi khác là thuốc dược sắt. Nên ngắt trước khi cây nẩy mầm vào mùa
xuân và trước khi chồi héo vào mùa thu, rửa sạch hết đất, bỏ rễ, đổ nước sôi vào đun hoặc hấp
cách thủy cho đến khi cây chuyển thành màu trắng, phơi khô, cắt thành đoạn, ăn sống hoặc
nướng lên. Nó có vị ngọt dịu, đắng, có thể chữa ho nhuận phổi, người bị ho dữ dội, ho trong
thời gian dài đều có thể dùng. Theo cuốn “Dược tính luận” có ghi: “Chữa nóng phổi, thượng khí,
ho, chủ nhuận ích phổi”. Nghiên cứu về dược lí đã chỉ ra rằng, trong bách bộ có chứa hàm
lượng chất stemonine, stemonidine, protostemonine, có tác dụng chữa ho rõ rệt, có thể giảm
cường độ của hệ hô hấp trung ương, có tác dụng tiêu diệt nhiều loại kí sinh trùng trong cơ thể.
Có tác dụng khống chế khuẩn que gây lao, khuẩn que gây bạch hầu, khuẩn cầu chuỗi, khuẩn cầu
gây viêm phổi, khuẩn que gây mủ và các loại nấm trên da. Ngoài ra, bách bộ còn có thể dùng để
chữa sởi, viêm da, bệnh acpet mảng tròn, muỗi đốt, lấy cây vẫn còn tươi rồi trà sát lên phần bị
bệnh.
3. Những điều cần ghi nhớ
Để đề phòng bệnh lao phổi, nên làm được mấy điểm dưới đây:
Tích cực giáo dục về vệ sinh thân thể, làm cho thanh niên hiểu được cách thức truyền nhiễm
và sự nguy hiểm của bệnh lao phổi. Giáo dục tốt thói quen vệ sinh sạch sẽ là không được khạc
nhổ đờm bừa bãi. Đờm của người bị lao phổi phải bị đốt hoặc tiêu hủy.
Phải kiểm tra sức khỏe định kì đối với thanh thiếu niên, phát hiện sớm, cách li sớm, điều trị
sớm. Ngoài ra, còn cần kịp thời cho trẻ sơ sinh tiêm vacxin phòng lao để cơ thể sinh ra khả