UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 46

Công dụng chữa trị: Chữa phong thấp, trợ tim, an thần.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị phong thấp, van hai lá hẹp, tức ngực, tim

đập nhanh, nhịp tim không đều.

(4). Trà ngọc trúc

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Ngọc trúc, long đờm, đương quy mỗi loại 9 gam,

cam thảo 3 gam. Căn cứ theo tỉ lệ của những vị thuốc trên tăng số lượng lên 10 lần, nghiền
thành bột, mỗi ngày lấy ra 30-40 gam, đổ nước nóng vào bình, đổ một nửa lượng nước sôi vào,
đậy chặt nắp, sau 10-20 phút là có thể dùng.

Công dụng chữa trị: Dưỡng âm nhuận phổi, chữa phong thấp, hòa huyết.

Chú ý: Phương trà này chủ trị bệnh đau tim tính phong thấp. Có tác dụng ngăn thấp và chữa

bệnh tiểu đường. Ngũ trúc còn có chức năng dưỡng âm làm ẩm, dùng để chữa các chứng tổn
thương phổi, dạ dày. Trong cuốn Bản thảo biện độc có ghi: “(tên gọi khác của ngọc trúc) có tác
dụng làm nhuận, dưỡng âm ở phổi và tì, những người bị phong nhiệt phong thấp có thể dùng,
những người bị nhiệt phong thấp dễ gây tổn âm, mà vị thuốc này lại có tác dụng dưỡng âm, lại
dễ ngăn độc, ngọc trúc có vị ngọt dịu, bổ mà không độc, được người xưa tin dùng.”

(5). Trà ngọc trúc mạch môn

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Ngọc trúc, mạch môn, bách hợp, thạch hộc mỗi loại

15 gam. Căn cứ vào lượng tỉ lệ các loại thuốc trên tăng lên gấp bảy lần, nghiền thành bột. Mỗi
ngày dùng 60 gam, đổ nước đã đun sôi vào, cho thêm một nửa lượng nước sôi, đậy chặt nắp,
đợi 10-20 phút sau là có thể uống, uống tùy ý thay trà.

Công dụng chữa trị: Dưỡng âm, tăng cường sinh lực, nhuận phổi, thanh tim, ích vị.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị bạch hầu ở thời kì đầu, phòng tránh bệnh

viêm cơ tim và tê liệt đầu dây thần kinh, những người bị viêm tì vị nên kiêng dùng. Bốn vị
thuốc trên đều có vị ngọt lạnh, có chức năng từ âm, nhuận phổi, dưỡng vị, sau khi kết hợp dùng
với ngũ đồng sẽ càng thêm từ nhuận, có tác dụng với người bị tổn thương phổi vị, bao gồm
người mới khỏi bệnh bạch hầu, người mới hồi phục bệnh viêm phổi. Mạch môn có tác dụng
dưỡng âm nhuận phổi, dưỡng tim, khai vị, tăng cường sinh lực. Trong cuốn “Bản thảo hồi ngữ”
có nói: “Mạch môn là loại thuốc thanh tim nhuận phổi”. Cuốn “Bản thảo chính nghĩa” cũng nói:
“Mạch môn có vị ngọt, ngăn mỡ, bổ âm vị, tăng tuyến nước bọt, vốn là một loại thuốc bổ ích
cam dược.” Rễ mạch môn có chứa hàm lượng chất steroid sapogenins, β-sitosterol, axit amin,
đường gluco và vitamin A. Đối với người bị bệnh tiểu đường, mạch môn có tác dụng làm giảm
lượng đường trong máu và còn có thể nhanh chóng thúc đẩy sự phục hồi của tế bào insulin.
Ngoài ra, thành phần mạch môn có tác dụng kháng khuẩn khá tốt đối với khuẩn cầu chuỗi
trắng, khuẩn que ruột già v.v…

3. Những điều cần ghi nhớ

Để đề phòng căn bệnh này, trước tiên cần đề phòng mắc chứng phong thấp nhiệt, là cơ sở để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.