UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 50

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 15 gam bạch thuật, 3 gam cam thảo, 600 ml

nước, 3 gam hồng trà. Cho bạch thuật, cam thảo vào nước, đun sôi trong khoảng 10 phút, thêm
hồng trà vào là được. Chia làm 3 lần, uống khi còn nóng, có thể đun sôi lên để uống tiếp, mỗi
ngày uống 1 thang.

Công dụng chữa trị: Kiện tỳ bổ thận, ích khí sinh huyết.

Chú ý: Bạch thuật tính ôn, vị cam, đắng, có tác dụng kéo dài sự lão hoá.

(7). Trà gừng tươi đại táo

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 25 - 30 gam đại táo, 10 gam gừng tươi; 0,5- 1,5

gam hồng trà. Cho đại táo vào nước sôi đun cho đến khi cạn nước. Gừng tươi thái mỏng, sao
khô, thêm mật ong vào sao cùng cho đến khi có màu hơi vàng. Cho đại táo, gừng tươi và hồng
trà vào ngâm hãm nước sôi trong khoảng 5 phút, mỗi ngày làm 1 thang, chia ra làm 3 lần uống
và uống khi nóng, ăn đại táo.

Công dụng chữa trị: Kiện tỳ bổ huyết, hoà vị, trợ tiêu hoá.

Chú ý: Phương thuốc trên thích hợp chứng ăn không ngon miệng, thiếu máu, ăn xong lại

nôn.

3. Những điều cần ghi nhớ

Tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu tương đối cao, thường gặp nhiều nhất là thiếu máu do thiếu sắt,

đặc biệt thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chỉ cần điều chỉnh cuộc sống hàng ngày và chú ý chế
độ ăn uống mỗi ngày là có thể đề phòng được bệnh thiếu máu. Sắt là nguyên tố quan trọng
hàng đầu trong việc tạo máu, trong tình huống thông thường, người lớn mỗi ngày cần 1 mg sắt,
phụ nữ thời kỳ sinh đẻ cần 1,5 –2 mg sắt, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú thì nhu
cầu sắt càng cao hơn.

Vì vậy, chúng ta cần thường xuyên chú ý bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất sắt, ví dụ

như thịt nạc, gan lợn, lòng trắng trứng, rong biển, rau xanh, mộc nhĩ. Đồng thời phải kết hợp ăn
uống điều độ, ví dụ sau khi ăn cơm xong có thể ăn một lượng hoa quả thích hợp, vì trong hoa
quả có chứa lượng vitamin C và axit thực vật phong phú, có thể giúp tăng hấp thụ chất sắt.
Nhưng nếu sau khi ăn xong mà uống trà ngay thì lại không tốt, do chất tenin trong trà và chất
sắt trong thực phẩm sẽ kết tủa, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hoá. Ngoài ra, nếu dùng nồi bằng
gang để nấu thực phẩm, cũng có tác dụng rất tốt đối với việc phòng chống bệnh thiếu máu.
Axit và vitamin B12 cũng là một loại chất không thể thiếu để tạo máu. Trong các loại rau xanh
và tươi, hoa quả, các loại dưa, các loại đậu và các loại thịt cũng có rất nhiều chất axit thực vật.
Thịt động vật và nội tạng động vật như gan, thận, tim… cũng rất phong phú chất vitamin B12,
nhưng nếu sau khi nấu chín ở nhiệt độ cao, có thể làm mất đi tới hơn 50% chất axit thực vật và
khoảng 10-30% vitamin B12. Cho nên, trong cuộc sống hàng ngày, nên chú ý đến vấn đề tiêu
hoá thực phẩm, càng cần chú ý đến biện pháp chế biến, làm sao để tránh việc thực phẩm được
nấu chín quá, dẫn đến mất đi chất dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.