Chú ý: Đồng thời với việc uống trà cũng cần phải vận động nhiều, vận động sẽ giúp thúc đẩy
quá trình tuần hoàn máu, tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn. Đồng thời cần phải chú ý không
nên để trạng thái tinh thần quá kích thích, tâm lí bực bội sẽ dễ tạo tâm tính nóng nảy, ảnh
hưởng tới tuyến nước bọt, khiến miệng lưỡi khô rát. Nên biết rõ về cơ thể cũng như tâm tính
của mình ở mọi phương diện.
(2). Trà tam tiên giải nhiệt bổ vị
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Ba vị tam tiên rang cháy (bao gồm sơn tra, thần
khúc, mạch nha) mỗi loại 4,5 gam, chì xác (đã rang cháy) 4,5 gam, quảng trần bì 3 gam, rượu
hoàng liên 2,5 gam, sinh địa 9 gam, cam cúc 9 gam, lư căn tươi 2 gam (cắt nhỏ), lá trúc 2,5 gam.
Cho nước vào đun sôi uống như trà.
Công dụng chữa trị: Mát ruột tạo nước bọt, giải những chất độc nóng trong dạ dày, giúp tiêu
hóa thức ăn, bổ dạ dày.
Chú ý: Phương trà này dùng cho những người sau khi ăn tiệc, ăn quá nhiều đồ ngấy nhiều
dầu, trong dạ dày chứa nhiều đồ nóng, v.v…
(3). Trà củ từ
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Củ từ (đã sấy khô) 50 gam, hồng trà 5 gam. Đun
sôi nước. Uống như trà, mỗi ngày dùng một thang.
Công dụng chữa trị: Bổ tì ích vị.
Chú ý: Phương trà này dùng cho những người tì vị yếu, ăn không ngon miệng, thể lực mệt
mỏi.
(4). Trà vỏ quýt sơn tra
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Sơn tra 20 gam, vỏ quýt 5 gam. Sơn tra dùng lửa
nhỏ rang lên cho đến khi bề mặt chuyển thành màu vàng nhạt, bỏ ra rồi để nguội, cho vào ấm
trà cùng với vỏ quýt. Đun sôi lên rồi uống như trà.
Công dụng chữa trị: Bổ tì vị, chữa đầy hơi, làm bớt ngấy.
Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị đầy bụng, ăn không thấy ngon, tiêu hóa
không tốt, những bộ phận bên trong phần ruột và dạ dày khó chịu.
(5). Trà nhài thạch xương bồ
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoa nhài, cây thạch xương bồ mỗi loại 6 gam, bỏ
hai loại trên vào bình giữ nhiệt, cho một lượng nước sôi vừa đủ vào, đậy nắp trong 10 phút là
có thể uống được. Mỗi ngày uống một thang.
Công dụng chữa trị: Thông khí giải độc, hòa vị trợ giúp tiêu hóa.