UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 7

cho đến nôn ra máu, tiểu tiện ra máu, hỏa thương mục, khi uống trà đều có tác dụng.

Trong hoàng cung thời nhà Thanh, uống trà thuốc để chữa bệnh, bồi dưỡng sức khỏe đã trở

thành tục lệ phổ biến của các tầng lớp vương công quý tộc. Các danh y đời trước trong một
thời gian dài đã từng bước tích lũy được những kinh nghiệm phong phú về cách chữa bệnh vào
việc sử dụng những loại trà thuốc bồi bổ sức khỏe. Sau khi thống nhất đất nước, trong phần
phụ lục cuốn Dược điển phần thứ nhất của Trung Quốc đã ghi chép yêu cầu và cách dùng để
chữa trị của trà thuốc, sự phổ biến của trà bồi bổ sức khỏe đã từng bước có tác dụng. Trà thuốc
qua các nhà dưỡng sinh và danh y thời trước đã không ngừng hoàn thiện, từ đó đã xuất hiện
các phương trà thuốc nhiều tác dụng, đã trở thành một nét đặc sắc trong phương pháp dưỡng
sinh bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh của các danh y Trung Quốc.

II. Đông y với việc nhận thức về chức năng bảo vệ sức khỏe của trà thuốc

Đông y với việc nhận thức về nguyên lí chữa bệnh của các phương thuốc, chủ yếu là thông

qua việc giải thích những lí luận cơ bản về tứ khí, ngũ vị, tăng giảm chìm nổi, quy kinh.

1. Tứ khí

Bao gồm nóng, lạnh, ấm, mát, nó là sự thông qua phân loại quy nạp tính chất các loại bệnh

không giống nhau mà ra. Người bệnh tuy có các dạng bệnh như thế nào, biến chứng đến đâu
nhưng chung quy lại cũng chỉ có mấy dạng cơ bản này. Qua thực tiễn cũng đã tổng kết được
chức năng của các loại thuốc, phàm là những loại thuốc chữa những bệnh tính lạnh lại có thuộc
tính nóng, ấm, có chức năng ấm nóng, trợ dương, giải lạnh, ích khí như phụ tử, gừng khô;
những loại thuốc chữa những loại bệnh tính nóng lại có thuộc tính mát, lạnh, có chức năng
thanh nhiệt, hạ hỏa, mát máu, giải độc, tư âm, như hoàng liên, sinh địa; ngoài ra, những loại
thuốc chữa chứng cơ thể suy nhược có chức năng bổ khí, tráng dương, tư âm, dưỡng huyết, an
thần như nhân sâm, đương quy; những loại thuốc có chức năng tăng cường cơ thể hoặc những
loại bệnh phát ra hay ẩn ở bên trong, đều có chức năng hạ tả, lợi nước, thông tiện, chữa què,
hoạt huyết như đại hoàng, xuyên loan v.v

2. Ngũ vị

Chỉ các vị không giống nhau là chua, cay, mặn, ngọt, đắng. Cay có thể tạo chua, hành khí như

ma hoàng, quế, tía tô. Chua có thể tạo chát như ô mai, vị đắng có thể làm hạ tả, dưỡng ẩm, giảm
nghịch như hoàng liên v.v. Vị ngọt có thể bổ ích như cam thảo v.v Vị mặn có thể làm mềm cứng
tản kết như côn bộ v.v

3. Tăng giảm chìm nổi

Chỉ những vị thuốc khi vào cơ thể có thể có tác dụng bổ dương, hoặc giảm bình nghịch, hoặc

tăng phát tán, hoặc hạ thông đường tiểu, có thể làm bệnh tình thuyên giảm. Thuốc tăng nổi có
chức năng thăng dương, phát tán, giải độc, giảm nôn, thuốc giảm chìm có chức năng thanh
nhiệt, tả hạ, lợi tiểu, giảm nghịch, nhịp thở đều, tiềm dương.

4. Quy kinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.