UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 9

phòng và chữa bệnh.

Uống trà còn có thể bổ sung các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Qua thí nghiệm của

các nhà khoa học, trong lá trà có chứa hàm lượng nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng
cần thiết cho cơ thể. Có tới hơn 30 loại nguyên tố đại lượng khác gồm chất đạm, natri, kali,
canxi, photpho, magie, lưu huỳnh, nhôm, sắt, clo; nguyên tố vi lượng gồm đồng, mangan, kẽm,
borum, silic, molypden, coban, iot, flo, selen, crom, thiếc v.v đều là những nguyên tố cần thiết
cho cơ thể. Nguyên tố đại lượng chủ yếu là photpho, kali, canxi, natri, magie, lưu huỳnh;
nguyên tố vi lượng chủ yếu là sắt, mangan, kẽm, selen, đồng, flo và iot Hàm lượng kẽm có trong
lá trà khá cao, đặc biệt là trong trà xanh, bình quân mỗi gam trà xanh chứa 73 mg kẽm, cao
nhất là 252 mg; bình quân mỗi gam hồng trà cũng chứa 32 mg kẽm. Về hàm lượng sắt bình
quân chứa trong lá trà, mỗi gam trà khô chứa 123 mg; mỗi gam hồng trà chứa 196 mg. Những
nguyên tố này có tác dụng quan trọng đối với bộ máy sinh lí của cơ thể. Thường xuyên uống
trà sẽ có được những khoáng chất quan trọng. Ngoài ra, người ta đã tiến hành nghiên cứu rộng
rãi đối với vi lượng nguyên tố chứa trong lá trà và đã đạt được những kết quả nghiên cứu lớn,
ví dụ thông qua việc nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hàm lượng selen chứa trong lá trà có tác
dụng tích cực đối với việc phòng và chữa bệnh.

IV. Vitamin có trong lá trà

Lá trà chứa rất nhiều hàm lượng vitamin. Hàm lượng vitamin B thông thường vào khoảng

100-150 ppm có trong trọng lượng tịnh của lá trà. Hàm lượng (vitamin B5) có nhiều nhất
trong các loại vitamin B, nó ở vào khoảng một nửa hàm lượng vitamin B, nó có thể phòng
tránh bệnh hủi và các bệnh về da. Hàm lượng vitamin B1 có trong lá trà cao hơn ở rau, vai trò
thường ngày của vitamin B1 là có thể duy trì hệ thần kinh, tim và hệ thống tiêu hóa. Cứ trong
100 gam lá trà thì có khoảng 10-20 mg lactoflavin (vitamin B2), mỗi ngày uống năm cốc trà là
có thể đáp ứng đầy đủ 5-7% lượng cần thiết của cơ thể, chức năng hàng ngày là nó có thể tăng
cường độ đàn hồi của da và võng mạc. Hàm lượng axit folic (vitamin B11) rất cao, vào khoảng
0,5-0, 7 ppm trong trọng lượng tịnh của lá tr, mỗi ngày uống năm cốc trà là có thể đáp ứng đầy
đủ 6-13% lượng cần thiết của cơ thể. Khi vào cơ thể, nó có chức năng thay thế chất béo và hợp
chất nucleotide. Hàm lượng vitamin C có trong lá trà cũng rất cao, cao nhất là ở trà xanh, khi
đó hàm lượng vitamin C có thể đạt tới 0,5%, vitamin C có thể phòng tránh bệnh xấu máu, tăng
sức đề kháng cho cơ thể, thúc đẩy quá trình làm liền vết thương. Hàm lượng vitamin E
(tocopherols) trong lá trà chiếm từ 300-800 ppm trọng lượng tịnh của lá trà, chủ yếu tồn tại
trong thành phần của chất béo. Vitamin E là một loại thuốc chống oxi hóa, có thể ngăn trở quá
trình oxi hóa của chất béo trong cơ thể, vì thể nó có công dụng trong việc chống lão hóa. Hàm
lượng vitamin K có trong lá trà cũng rất cao, mỗi ngày uống năm cốc trà có thể đáp ứng đủ nhu
cầu của cơ thể. Vitamin K có thể thúc đẩy gan hợp thành chất làm đông máu.

Uống trà có thể bổ sung rất nhiều lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Trong lá trà có chứa

rất nhìều hàm lượng vitamin. Căn cứ vào tính hòa tan có thể phân thành vitamin hòa tan trong
nước và vitamin hòa tan trong chất béo (bao gồm các loại vitamin B và vitamin C), có thể
thông qua việc uống trà để cơ thể hấp thụ trực tiếp các loại vitamin đó.

Vitamin C có thể tăng cường sức đề kháng và sự miễn dịch của cơ thể, còn được gọi là axit

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.