những thành phần có lợi sẽ đạt đến một lượng tiêu chuẩn trong cơ thể mà nếu chỉ uống thuốc
không sẽ không đạt được hiệu quả như vậy. Ví dụ như những bệnh nhân bị sỏi tiết niệu, sau khi
thường xuyên uống trà, có thể gia tăng những thành phần thuốc có tác dụng bào mòn sỏi thận,
có lợi cho việc đào thải và làm nhỏ sỏi thận.
Sáu là đối với những loại thuốc dạng keo không chịu được nhiệt độ cao như a giao, sừng
hươu hoặc những loại thuốc dễ phát tán như hoa cúc, hoa ngân, một số loại không nên đun lâu
như lá dâu, lá phiên tả, tạo ra trà thuốc còn đơn giản hơn tạo ra những loại thuốc khác. Từ ứng
dụng lâm sàng, thuốc nước có thể coi là thuốc ở thể dịch, tuy có ưu điểm là hấp thụ và tác dụng
nhanh chóng, nhưng vì phải uống một lượng lớn, có vị đắng, người bệnh khi uống thuốc có cảm
giác ức chế, rất khó chịu. Trà thuốc lại được coi như trà để người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn
khi uống và không bị bó buộc về thời gian uống mà có thể uống tùy lúc. ng thời, nhiệt độ của
trà thuốc cũng dễ khống chế, có thể căn cứ vào bệnh tình để lựa chọn cách uống thích hợp. Từ
những hiệu quả trong cách chữa bệnh, những thành phần có lợi trong trà thuốc hòa tan một
lượng lớn, chất lượng của cốt thuốc cũng tốt, nên sử dụng lâm sàng. Vì ưu điểm của trà là tiện
lợi, có công dụng, có tính tự nhiên, tiết kiệm, ngoài ra còn có tính tập trung, tính linh hoạt, vì
vậy trà thuốc nhanh chóng được vận dụng rộng rãi vào các biểu hiện lâm sàng, nhận được sự
ủng hộ của mọi người.
VI. Cách chế biến trà thuốc
Căn cứ vào những thành phần không giống nhau tạo ra trà thuốc, người ta cũng có các cách
dùng không giống nhau, có mấy cách phân loại và sử dụng dưới đây:
1. Trà bột
Bột giã nhỏ, hỗn hợp lại với nhau và phân làm ba bước. Bột giã là thảo dược sau khi phơi
khô, giã thành bột dạng thô, qua 14-20 lần sàng. Phải tránh khi giã có quá nhiều bột nhỏ. Cho
hỗn hợp những loại bột đã giã ở dạng thô vào máy đánh tan đánh đều, hoặc dùng máy trộn đến
khi màu đều rồi làm lại 1-2 lần. Bột nghiền là dùng loại giấy có tính năng chống ẩm tốt, hoặc túi
làm bằng polyethylen, mỗi túi phân thành từng lượng thuốc nhất định. Bảo quản ở nơi khô ráo
thoáng mát. làm bột trà, không được để vón cục, bột mịn cũng ít.
2. Trà viên
Gồm năm bước là giã thành bột, trộn đều, nặn thành viên, sấy khô, đóng gói. Dùng cách giã
giống như trên, tạo thành bột thô. Loại thuốc này là lấy bột mì cho thêm một lượng nước thích
hợp vào nấu lên thành loại thuốc sánh như bột, trộn lẫn vào cùng với bột trà, tạo thành viên. c
của bột cần vừa phải, nếu quá đặc sẽ khó nhào, thậm chí còn ảnh hưởng đến độ dính. Yêu cầu
mầu sắc của các viên nặn phải đồng nhất, không được rời rạc. Cũng có thể lấy những nguyên
liệu thuốc có thành phần không bốc hơi được trong phương thuốc, đun nước cô đặc thành
thuốc cao thay cho thuốc dạng hồ bột, trộn hỗn hợp với những loại thuốc ở dạng bột thô đấy
thành viên. Nếu độ kết dính không đủ thì tùy tình hình mà cho thêm lượng bột hồ thích hợp
vào. Lấy một lượng thuốc nhất định cho vào một khuôn tròn bằng đồng, lấy phần tâm của
khuôn gỗ đặt vào thuốc, dùng một chiếc gậy để gõ cho rơi ra là có thể dùng được. Khi sấy nên
bắt đầu từ nhiệt độ thấp mới đến nhiệt độ cao, mới đầu vào khoảng 60
o
C, đợi đến khi mặt